- Một số nước có trình độ phát triển cao: Trung Quốc, Ấn Độ.
- Dân cư biết trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công... nên tạo ra các sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng (hàng dệt may, gốm sứ, thủy tinh, đồ da, thuốc súng, la bàn...)
⇒ Hình thành con đường tơ lụa.
Nhiều nước trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.
⇒ Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.
- Chỉ Nhật Bản thực hiện cải cách giải phóng đất nước, kinh tế phát triển nhanh chóng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số nước tăng nhanh (Nhật Bản, Cô-oét, Hàn Quốc, Singapo).
- Trong nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến.
Nhóm nước | Quốc gia và vùng lãnh thổ | Đặc điểm phát triển kinh tế |
Phát triển cao | Nhật Bản | Nền KT-XH phát triển toàn diện |
Công nghiệp mới | Singarpo, Hàn Quốc, Đài Loan | Mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh |
Đang phát triển | Việt Nam, Lào, Nê-pan | Dựa chủ yếu vào nông nghiệp |
Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao | Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan | Công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại |
Giàu nhưng trình độ phát triển chưa cao | Ả rập Xê-út, Bru-nây, Cô-oét | Giàu tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu |
- Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
- Ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,… còn chiếm tỉ lệ cao.
⇒ Xu hướng phát triển ở các nước châu Á hiện nay là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ.