Động cơ không đồng bộ ba pha

Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé

I. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ

- Khi đặt khung dây dẫn trong từ trường quay, nó sẽ quay theo từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của nam châm (không đồng bộ).

- Động cơ hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường quay gọi là động cơ không đồng bộ.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha (ảnh 1)

II. Động cơ không đồng bộ ba pha

Khi mắc 3 cuộn dây giống nhau với mạng điện ba pha, bố trí mỗi cuộn lệch nhau 120o trên vòng tròn ta thấy từ trường tổng hợp do 3 cuộn dây gây ra tại tâm vòng tròn có độ lớn không đổi và quay trong mặt phẳng song song với ba trục cuộn dây với tốc độ góc bằng ω .

Động cơ không đồng bộ ba pha có hai bộ phận chính:

- Phần cảm: ba cuộn dây giống hệt nhau đặt tại ba vị trí nằm trên một vòng tròn sao cho các trục của các cuộn dây ấy đồng quy tại tâm O của vòng tròn đó và đặt lệch nhau 13 vòng tròn.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha (ảnh 1)

- Phần ứng: rôto lồng sóc. Gồm một lồng kim loại gắn với một trục để truyền tác dụng quay của động cơ ra bên ngoài. 

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha (ảnh 1)

Nguyên tắc hoạt động:

Mắc các cuộn dây ở stato với nguồn điện ba pha, từ trường quay tạo thành có tốc độ góc bằng tần số góc của dòng điện. Từ trường quay tác dụng lên dòng điện cảm ứng trong các khung dây ở roto các momen lực làm roto quay với tốc độ nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Chuyển động quay của roto được sử dụng để làm quay các máy khác.

  • 49 lượt xem
Sắp xếp theo