Lý thuyết Vật lý 12 Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ được Khoahoc.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Ví dụ: Khi ném một hòn đá xuống mặt nước đang yên ả, trên mặt nước sẽ xuất hiện những gợn tròn lan rộn dần ra đó chính là sóng cơ.
- Phân loại: có 2 loại sóng là sóng dọc và sóng ngang.
Sóng ngang | Sóng dọc |
|
|
Ví dụ: Sóng trên mặt nước. |
VD: Kéo dãn lò xo dọc theo phương của nó rồi thả tay. |
Với sóng hình sin: các phần tử môi trường sẽ dao động điều hòa.
a) Biên độ A của sóng: là biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua.
b) Chu kỳ T của sóng: là chu kỳ dao đông của một phần tử môi trường có sóng truyền qua. (Tính tuần hoàn về thời gian).
c) Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.
d) Bước sóng λ: là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ: (Tính tuần hoàn về không gian).
Sau một chu kỳ pha dao động lại bằng nhau, nên hai phân tử cách nhau một bước sóng thì đồng pha với nhau.
e) Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.
Xét một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường theo trục Ox, sóng này phát ra từ gốc tọa độ O với phương trình dao động là uO = A cos(ωt + φ)
Để sóng truyền được đến M cách O một khoảng x cần 1 khoảng thời gian là ∆t = x/v
Do đó M bắt đâu dao động muộn hơn O một khoảng ∆t.
Vì thế phương trình dao động của M là:
Phương trình trên được gọi là phương trình của một sóng hình sin truyền theo trục Ox, cho biết li độ u của một phân tử M có tọa độ x tại thời điểm t. Phương trình là một hàm tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ là T, tuần hoàn theo không gian với chu kỳ là λ