Khoahoc xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 30: Hiện tượng quang điện thuyết lượng tử ánh sáng. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện ngoài, thường gọi tắt là hiện tượng quang điện.
Hiện tượng này được Héc phát hiện khi làm thí nghiệm vào năm 1887.
Chất |
λ0 (μm) |
Bạc Ag |
0,260 |
Đồng Cu |
0,300 |
Kẽm Zn |
0,350 |
Nhôm Al |
0,360 |
Natri Na |
0,500 |
Kali K |
0,550 |
Xesi Cs |
0,660 |
Canxi Ca |
0,750 |
Năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định, gọi là lượng tử năng lượng. KH là ε, có giá trị bằng: ε = h.f
Trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay phát xạ.
h là hằng số Plăng h = 6,625.10-34(J.s)
Giải thích các định luật quang điện
+) Công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện.
Trong hiện tượng quan điện, phô tôn truyền toàn bộ năng lượng ε cho electron. Năng lượng này dùng để: Cung cấp năng lượng để electron thắng lực liên kết để bứt ra gọi là công thoát A
Truyền cho electrton một động năng ban đầu Wđ.
Truyền một phần năng lượng H cho mạng tinh thể.
Khi electron ở ngay trên bề mặt thì H = 0 khi đó bảo toàn năng lượng ta có:
+) Giải thích các định luật quang điện.
Định luật quang điện thứ nhất:
Theo (1) ta có:
Định luật quang điện thứ hai:
Cường độ dòng quang điện bão hòa Ibh ~ số electron bật ra ne ~ số phôtôn chiều tới np ~ cường độ chùm sáng.
Định luật quang điện thứ ba:
Theo (1) ta có:
- Có nhiều hiện tượng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng như: nhiễu xạ, giao thoa, tán sắc, ...
- Cũng có nhiều hiện tượng chứng tỏ ánh sáng có tích chất hạt như: hiện tượng quang điện, khả năng đâm xuyên, tác dụng phát quang,...
=> Ánh sáng vừa có tính chất sóng vừa có tính chạt hạt hay ánh sáng có lưỡng tính sóng hạt