Khoahoc xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 28: Tia X. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé
Năm 1985, khi cho một ống phóng tia catốt hoạt động, Rơn-ghen rút ra được kết luận:
Mỗi khi có một chùm tia catốt- tức là một chùm êlectron có năng lượng lớn- đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.
Để tạo ra tia X người ta dùng ống Cu-lít-giơ.
Ống Cu-lít-giơ là ống thủy tinh, bên trong là chân không, gồm một dây nung bằng vonfam FF' dùng làm nguồn êlectron và hai điện cực:
Dây FF' được nung nóng bằng một dòng điện. Người ta đặt giữa anốt và catốt một hiệu điện thế cỡ vài chục kV.
Các êlectron bay ra từ dây nung FF' sẽ chuyển động trong điện trường mạnh giữa anốt và catốt đến đập vào A và làm cho A phát ra tia X.
Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 10−11 m đến 10−8 m.
Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).
Tia X được sử dụng nhiều nhất để chiếu điện, chụp điện (vì nó bị xương và các lỗ tổn thương bên trong cơ thể cản mạnh hơn da thịt), để chuẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người..., để chữa bệnh (chữa ung thư nông). Nó còn được dùng trong công nghiệp để kiểm tra chất lượng các vật đúc, tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại; để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay, nghiên cứu cấu trúc vật rắn...
Ví dụ:
Thang sóng điện từ