Đọc kết nối chủ điểm: Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

- Phép điệp:

  • Từ “ta” lặp lại hai lần;
  • Từ “Côn Sơn” lặp lại hai lần.

→ Tác dụng: Làm nổi bật nhân vật “ta” giữa núi rừng thiên nhiên và khẳng định vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng Côn Sơn.

- So sánh: “suối chảy rì rầm” - “như tiếng đàn cầm bên tai”; “ngồi trên đá” - “như ngồi chiếu êm”.

→ Tác dụng: Lột tả vẻ đẹp độc đáo của cảnh vật, tạo giai điệu du dương, nhịp thơ êm ái; Làm nổi bật tâm hồn thi sĩ của tác giả.

Câu 2: Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?

- Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là Nguyễn Trãi.

Câu 3: Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.

Chi tiết miêu tả thiên nhiên

Chi tiết miêu tả nhân vật “ta”

  • Suối chảy rì rầm, như tiếng đàn cầm bên tai
  • Đá rêu phơi, như chiếu êm
  • Trong rừng thông mọc như nêm
  • Trong rừng có bóng trúc râm
  • Nghe đàn
  • Ngồi trên đá
  • Tìm nơi bóng mát
  • Ngâm thơ nhàn

→ Thiên nhiên và nhân vật “ta” có mối quan hệ khăng khít, hài hòa. Con người sống hòa nhập, nhàn nhã giữa thiên nhiên bao la.

Câu 4: Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?

- Nhân vật “ta” là người yêu thiên nhiên, lối sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên; “ta” luôn cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan nhạy bén, tinh tế và tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, tài hoa.

  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo