a. Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
- Từ tượng hình: chòng chành
⇒ Tác dụng: Gợi tả hình ảnh nhịp võng đưa nghiêng qua nghiêng lại; giúp người đọc hình dung cụ thể, chân thực về hình ảnh đó.
b. Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
- Từ tượng thanh: thập thình.
⇒ Tác dụng: Mô phỏng âm thanh tiếng chày giã gạo, giúp hình dung rõ hơn sự vất vả, nhọc nhằn của mẹ trong hành trình nuôi đàn con thơ.
c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.
(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đáy giếng)
- Từ tượng hình: nghênh ngang
⇒ Tác dụng: Gợi tả dáng vẻ, điệu bộ không kiêng sợ ai, ngang nhiên thực hiện những hành động mà biết rằng có thể bị phản đối, từ đó giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự hợm hĩnh, kiêu căng của ếch.
- Từ tượng thanh: ồm ộp
⇒ Tác dụng: Mô phỏng âm thanh tiếng ếch kêu.
d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
- Từ tượng thanh: phành phạch.
⇒ Tác dụng: Mô phỏng âm thanh của tiếng động được tạo ra từ những chiếc vuốt của chú dế mèn với các ngọn cỏ, giúp người đọc hình dung rõ hơn, cụ thể về sức mạnh của chú dế cũng như niềm kiêu hãnh của dế khi tự miêu tả về mình.
- Từ tượng hình: đon đả, đỏng đảnh, gầy guộc, xác xơ, cau có,...
- Từ tượng thanh: lao xao, tí tách, róc rách, rầm rập, rỉ rả,...
a. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi… bên hiên nhà.
→ tí tách, lách tách, rả rích,...
b. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành…, trơ trụi lá.
→ khẳng khiu
c. Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu… từ ngoài đồng ruộng đưa vào.
→ rỉ rả, rả rích,...
d. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng… như mạng nhện.
→ chằng chịt, chi chít
đ. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá…ở Hà Giang.
→ sừng sững
- Ví dụ: “Chú bé loắt choắt - Cái xắc xinh xinh - Cái chân thoăn thoắt - Cái đầu nghênh nghênh”: Miêu tả cụ thể, chân thực và sinh động ngoại hình, dáng điệu, cử chỉ của chú bé Lượm - chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến.
a. Khóm trúc, lùm trẻ huyền thoại
Lời ru vẫn vít dây trầu
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
- Biểu hiện: “vấn vít” là từ gợi hình ảnh → kết hợp từ “lời ru” (vốn liên tưởng đến âm thanh) + “vấn vít” → sáng tạo mới lạ, độc đáo.
- Tác dụng: Gợi tả sự gần gũi, quấn quýt giữ những hình ảnh thân thương, quen thuộc của quê hương với lời ru ngọt ngào của mẹ.
b. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
- Biểu hiện: “lúa mềm” (gợi liên tưởng hình ảnh) + xao xác (gợi tả âm thanh)
- Tác dụng: Giúp hình ảnh thơ sinh động, gợi tả tâm trạng của nhân vật trữ tình.
c. Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
- Biểu hiện: “nghe” (gợi tả âm thanh) + “dập dờn sóng lúa” (gợi tả hình ảnh)
- Tác dụng: Giúp hình dung được sự chuyển động và cả âm thanh của cánh đồng lúa.
Mùa hè năm nay, tôi không lựa chọn dùng quỹ thời gian ấy để đi chơi, du lịch như mọi năm mà quyết định tham gia vào câu lạc bộ thanh niên tình nguyện của khu phố. Đó là quãng thời gian tuy ngắn nhưng rất ý nghĩa, đem lại cho tôi những trải nghiệm mới mẻ. Giữa những ngày hè nắng như đổ lửa, tiếng ve kêu râm ran trên từng tán lá xanh rì, những cô - cậu với màu áo xanh tình nguyện không ngừng đóng góp công sức của mình. Chúng tôi đã cùng nhau quét đường phố, cùng nhặt rác và vớt rác bên bờ biển. Nhìn khu phố mỗi ngày một sạch đẹp hơn, chúng tôi đều cảm thấy rất tự hào. Bên cạnh việc hành động thiết thực, chúng tôi cũng tổ chức hoạt động tuyên truyền cũng các cô chú thành đoàn để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân.