Nhớ đồng (Tố Hữu)

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

- Thể thơ: thơ bảy chữ.

- Cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai: vần chân, liền: mùi - vui kết hợp với vần cách: mùi - bùi; ngắt nhịp 4/3.

Câu 2: Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

- Câu thơ mở đầu được lặp lại 4 lần: “gì sâu bằng…”

→ Tác dụng: Khẳng định sự mãnh liệt của nỗi nhớ.

- Điệp từ “đâu” + cấu trúc nghi vấn → Tạo giọng điệu da diết, sâu lắng, mãnh liệt. Giữa bốn bức tường của nhà giam, âm thanh của tiếng hò là chất xúc tác, gợi mở bao hình ảnh của quê hương dội về từ kí ức.

Câu 3: Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

- Bố cục: 2 phần

  • Phần 1 (7 khổ thơ đầu): Cảm xúc bâng khuâng nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.
  • Phần 2 (Còn lại): Cảm xúc, nỗi nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân với niềm vui khi tìm được lí tưởng sống và niềm khao khát tự do.

- Sự vận động của mạch cảm xúc: từ cảm xúc thương nhớ một không gian tự do, sống động với những cảnh sắc thân thuộc, bình dị đến cảm xúc bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, trong đó có hình ảnh của bản thân và niềm khao khát tự do cháy bỏng.

Câu 4: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

- Cảm hứng chủ đạo: Niềm nhớ thương da diết, mãnh liệt, niềm khao khát tự do của một thanh niên trẻ tuổi trong những tháng ngày bị giam cầm, tách biệt với thế giới bên ngoài.

- Căn cứ:

  • Điệp từ, điệp ngữ thể hiện trực tiếp nỗi nhớ (đâu, gì sâu, ôi,...);
  • Hình ảnh quê hương, con người;
  • Bố cục bài thơ (2 phần, mở đầu và kết thúc bằng khổ thơ gồm hai dòng);
  • Giọng điệu thơ tha thiết.

Câu 5: Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim đang căng đầy nhựa sống và tràn trề nhiệt huyết.

- Căn cứ xác định: giọng thơ, điệp ngữ, điệp từ, bố cục,...

Câu 6: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

- Khát khao được tự do, khát khao hành động, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương.

→ Lý tưởng của người thanh niên đã được giác ngộ, tìm ra chân lý của cuộc đời mình.

Câu 7: Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

- Hệ thống hình ảnh giúp bộc lộ tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội, khao khát được tự do.

→ Nỗi nhớ được thể hiện qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị ở nông thôn Việt Nam thời điểm bấy giờ. Đó cũng là tình cảm và sự tự ý thức về trách nhiệm cá nhân của tác giả đối với quê hương mình.

- Từ những cụm hình ảnh về bức tranh đồng quê, sau đó là cụm hình ảnh về những người nông dân lao động cần cù, tiếp theo là cụm hình ảnh về những người đồng đội, cuối cùng là tác giả nhớ chính mình ở những ngày xưa đã xa.

→ Tác giả diễn tả nỗi nhớ đi theo trình tự từ bao quát đến cụ thể. Các hình ảnh đi theo trình tự hợp lý, phù hợp với tâm tư, tình cảm của tác giả khi đang bị giam giữ.

  • 38 lượt xem
Sắp xếp theo