Bạn đã biết gì về sóng thần?

Câu 1: Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

- Mục đích của văn bản: Giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng sóng thần → cung cấp thông tin đến người đọc.

- Đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy là:

(1) Về cấu trúc:

  • Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng/quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên (“Sóng thần, trong tiếng Nhật… mười quốc gia) → Giới thiệu khái quát về sóng thần.
  • Phần nội dung: Cơ chế hình thành sóng thần, nguyên nhân, dấu hiệu sắp có sóng thần → Trình bày thông tin giải thích cho nguyên nhân xuất hiện, quá trình diễn ra và dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của hiện tượng sóng thần. Ngoài ra, phần nội dung của văn bản này còn giới thiệu một số thảm họa sóng thần trong lịch sử để giúp người đọc hình dung rõ hơn về mức độ nguy hiểm của sóng thần.

(2) Về từ ngữ: Sử dụng một số từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học địa lý (mảng kiến tạo, động đất, thủy triều,...); động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (dịch chuyển, va chạm, dao động,...); từ ngữ miêu tả trình tự (đầu tiên, sau đó,...)

Câu 2: Chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau:

a. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa… A-lát-xca năm 1958 cao đến 525 m.

- Cách trình bày thông tin: Theo mối quan hệ nhân quả.

- Căn cứ: vào một số từ ngữ “Do vậy”, “Nói cách khác”.

b. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất… trong khu vực “vòng đai lửa châu Á-Thái Bình Dương”.

- Cách trình bày thông tin: theo mức độ quan trọng của thông tin, thể hiện rõ mối quan hệ giữa thông tin chính với thông tin chi tiết.

- Căn cứ:Trình tự trình bày thông tin chính và thông tin chi tiết.

c. Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình… đến vùng cao hơn để trú ẩn trước khi sóng thần đến.

- Cách trình bày thông tin: theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả.

- Căn cứ:

  • Trình bày thông tin về diễn tiến xuất hiện, dấu hiệu cảnh báo sóng thần ở khu vực bờ biển theo trật tự thời gian: Dấu hiệu đầu tiên là…, Bỗng nhiên…; Sau đó…
  • Trình bày thông tin theo quan hệ nhân quả: Sử dụng từ ngữ thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các thông tin: Do vậy…

Câu 3: Tìm thông tin cơ bản của đoạn văn:

“Sóng thần đã được nhắc đến… Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghia-nê”.

Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng những chi tiết nào? Xác định vai trò của những chi tiết này trong đoạn văn.

- Thông tin cơ bản của đoạn văn: Từ thời thượng cổ, sóng thần đã gây ra những thảm họa khủng khiếp cho con người.

- Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng các số liệu cụ thể: ngày tháng diễn ra sóng thần và số lượng người thiệt mạng.

- Những chi tiết này có vai trò quan trọng, nó phản ánh chân thực, rõ nét thông tin cũng như sức tàn phá mà mỗi trận sóng thần gây ra.

Câu 4: Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng trong văn bản.

- Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ đồ

- Hiệu quả: Giúp cho đoạn văn miêu tả rõ nét và người đọc dễ hình dung cụ thể, rõ ràng hơn về cách hình thành, hậu quả tàn phá của sóng thần.

Câu 5: Sau khi đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về sóng thần?

- Sau khi đọc văn bản, em hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành sóng thần và các nguyên nhân gây ra các thảm họa sóng thần. Cùng với đó, em cũng hiểu rõ hơn về hậu quả và sức tàn phá mà các đợt sóng thần gây ra cho nhân loại.

Câu 6: Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần.

- HS tự thực hiện dựa trên các thông tin văn bản cung cấp và các nguồn tư liệu tham khảo khác. 

  • 98 lượt xem
Sắp xếp theo