- Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.
- Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu.
- Có thể dùng thông tin chi tiết, đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự…) để làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Cấu trúc thường gồm ba phần:
Phần mở đầu |
|
Phần nội dung |
|
Phần kết thúc |
|
- Bố cục 3 phần:
- Các đề mục có mối liên hệ bổ sung chặt chẽ với nhan đề.
- Hình thức trình bày nhan đề và các đề mục: rõ ràng, dễ hiểu.
→ Tác dụng: giúp giải thích và diễn giải nội dung nhan đề muốn nhắc đến.
- Tác giả in đậm những từ ngữ: “nhật thực”, “nguyệt thực”.
→ Mục đích: nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung văn bản muốn đề cập.
- Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh, đối chiếu.
- Dựa vào các từ ngữ: “Tuy nhiên”, “sự khác nhau”.
→ Cách trình bày nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ và xác định chính xác đối tượng cần tìm hiểu, tránh sai lệch hiểu nhầm thông tin.
- Từ ngữ được sử dụng trong bài viết thuộc các từ ngữ chuyên ngành môn thiên văn học, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi với đời sống thường ngày.
- Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Hình ảnh
→ Giúp cho người đọc dễ hình dung và phân biệt được hai hiện tượng nguyệt thực và nhật thực được nhắc đến trong bài.
- Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề, kiểu bài, độ dài của bài viết.
- Xác định mục đích viết, người đọc và mong đợi của họ về bài viết.
- Chọn nội dung trình bày và cách viết phù hợp.
- Tìm đọc tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn giải thích trên Internet, tạp chí… hoặc tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu.
- Tìm hiểu yêu cầu của các cuộc thi, các tờ báo, trang web mà bài viết cần đáp ứng.
- Đọc kĩ tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em sẽ giải thích, đánh dấu những thông tin quan trọng…
- Ghi chép thông tin về hiện tượng tự nhiên trong quá trình đọc:
- Dựa trên bố cục của bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và phiếu ghi chép, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết.
Phần mở đầu |
- Nêu tên hiện tượng tự nhiên - Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên |
Phần nội dung |
- Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. |
Phần kết thúc |
- Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích. |
- Triển khai bài viết dựa trên dàn ý.
Phần mở đầu |
- Cầu vồng là một trong những hiện tự nhiên đẹp nhất mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát sau những cơn mưa lớn vào ban ngày. |
Phần nội dung |
- Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. - Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng. - Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất. - Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời. |
Phần kết thúc |
- Để tạo thành cầu vồng, ánh sáng đi vào một giọt nước, khúc xạ và phản xạ khỏi giọt nước, khúc xạ lại ở nhiều góc độ khi nó thoát ra khỏi giọt nước và cuối cùng đến mắt của người quan sát, tạo ra một vòng cung nhiều màu tuyệt đẹp và đầy cảm hứng của cầu vồng. |