Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

I. Khái niệm và yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

a. Khái niệm

- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tự do (thể thơ mà người viết không bị ràng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần… khi sáng tác).

b. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tự do

- Cấu trúc gồm có ba phần:

Mở đoạn
  • Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
Thân đoạn
  • Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
Kết đoạn
  • Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

II. Hướng dẫn phân tích kiểu đoạn văn

Văn bản: Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Lời con (Lê Thị Vân)

Câu 1: Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.

- Nội dung câu chủ đề của đoạn văn: “Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con.”

→ Giới thiệu nội dung chính của bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn.

- Câu kết đoạn của đoạn văn: “Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng, đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất”.

→ Rút ra bài học và ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu thương gia đình.

Câu 2: Tóm tắt phần thân đoạn.

- Thế giới hiện lên tươi đẹp, ngộ nghĩnh và hồn nhiên qua đôi mắt ngây thơ của con nhỏ, đã trở thành mạch nguồn trong lành, dạt dào gợi nhiều cảm xúc để tiếng thơ của mẹ cất thành lời.

Câu 3: Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?

- Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ.

- Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện trong bài viết: Cảm xúc ngạc nhiên, thích thú trước những suy nghĩ ngây ngô, hồn nhiên của con trẻ. Cùng những suy nghĩ nhẹ nhàng, sâu lắng trước tình cảm của người mẹ.

Câu 4: Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?

- Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…

- Người mẹ muốn làm thơ nhưng cảm xúc chưa nảy sinh, câu chữ “cằn khô”. Đúng lúc này, những lời nói ngây thơ hằng ngày của con vang lên trong tâm trí mẹ khiến cảm xúc tuôn trào.

Câu 5: Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

- Phép lặp từ ngữ “bài thơ”, “mẹ”, “con”.

- Phép lặp cú pháp. Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con. Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…”

III. Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Thơ tự do là thể thơ như nào? Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?

- Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục.

- Hình thức: thể thơ 7 chữ, gieo nhịp 4/3

- Nội dung: Viết về vẻ đẹp của mùa thu.

Mục đích viết đoạn văn này là gì? Người đọc đoạn văn này có thể là ai? Họ muốn thu nhận điều gì từ đoạn văn của em?

- Mục đích: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi vào thu.

- Người đọc đoạn văn này có thể là: người thân – bố mẹ, ông bà; bạn bè; thầy cô…

- Điều mà người đọc muốn thu nhận từ đoạn văn là: cảm xúc, nội dung …

Với mục đích và người đọc đó, em sẽ chọn nội dung và cách viết như thế nào?

- Nội dùng gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống thường ngày.

- Viết dưới dạng một bài thơ.

- Tìm những thông tin ấy ở trong sách báo, đời sống…

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vần, ngắt nhịp…

- Xác định những cái hay của bài thơ về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục…

- Ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ mà bài thơ gợi cho em bằng một vài cụm từ.

Bước 3: Viết đoạn

Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

IV. Đoạn văn tham khảo

"À ơi tay mẹ" của Bình Nguyên là bài thơ viết về mẹ và tình yêu, sự hi sinh của người mẹ cho con. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ hiện lên trước những bão giông cuộc đời: "chắn mưa sa", "chặn bão qua mùa màng". Đó là sức mạnh phi thường, bản năng của một người mẹ. Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con, gọi con là "cái trăng vàng", "cái Mặt Trời bé con",... Sự nhẹ nhàng, âu yếm ấy đối lập hoàn toàn với sự mạnh mẽ, kiên cừng khi mẹ đối mặt với cuộc đời. Bàn tay mẹ như có phép nhiệm màu, sẵn sàng làm tất cả, hi sinh vì con, mẹ "thức một đời", cho đến "mai sau bể cạn non mòn" mẹ vẫn hát ru, bên con suốt một đời. Không chỉ nghĩ cho con, mẹ còn nghĩ cho bà: "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu", nghĩ cho tất cả mọi người, mong cho "đời nín đau",... Mẹ đã quên mất bản thân mình: "À ơi... mẹ chẳng một câu ru mình". Bài thơ thể hiện tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua đó khắc họa hình ảnh người mẹ Việt Nam điển hình: tần tảo, chắt chiu, đức hi sinh lớn lao,…

  • 268 lượt xem
Sắp xếp theo