Đọc mở rộng theo thể loại: Chái bếp (Lý Hữu Lương)

Câu 1: Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?

- Đặc sắc của cách thể hiện hình ảnh “chái bếp”:

  • “Chái bếp” mang tâm tư, số phận con người: “Chái bếp nằm nghe nằng nằng đêm/Chái bếp thõng mình xình xịch đêm mưa”.
  • Chái bếp gắn liền với hình ảnh của cha mẹ (người thân), gắn với cuộc sống lao động: “Nồi cám bao năm mẹ đun dở/Có mặt người dợm nắng dợm sương”
  • Chái bếp gắn với những sinh hoạt, những nét đặc sắc trong văn hóa của người Dao: “thần bếp ngụ trong than củi”...

Câu 2: Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?

- Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang hình ảnh cha, mẹ, kí ức tuổi thơ (khổ 1, 2), những tập tục văn hóa, máng nước (khổ 3, 4) và quay trở lại hình ảnh chái bếp ấm áp với hình ảnh mẹ đang rang ngô, cười nói vui vẻ (khổ 5).

- Nét đặc biệt trong bố cục của bài thơ: bố cục đầu cuối tương ứng - bếp gắn liền với hình ảnh mẹ.

Câu 3: Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ.

- Thể hiện sinh động, chân thực nỗi nhớ, mong ước được trở về căn nhà thương yêu, nơi có mẹ cha, nơi lưu giữ biết bao tập tục văn hóa, cuộc sống lao động của người Dao.

Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?

- Cảm hứng chủ đạo: Tình cảm nhớ thương quê hương da diết, mãnh liệt, niềm khao khát được trở về và sống trong những giá trị văn hóa của cha ông.

Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?

- Chủ đề: Niềm mong nhớ, bồi hồi, xúc động nhớ thương quê hương, gia đình và những giá trị văn hóa của dân tộc.

- Cơ sở xác định: Cách lựa chọn, sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ (điệp ngữ “cho tôi về”, liệt kê “có”, hình ảnh nhân hóa “ngọn khói” - cong, nằm nghe, thõng mình,...)

  • 395 lượt xem
Sắp xếp theo