- Bài thơ thuộc thể thơ sáu chữ.
- Vần trong bài thơ là vần cách: ngào - dao, xanh - chanh, rồi - nôi, nao - cao, ra - xa.
- Căn cứ: định nghĩa về vần cách và cách gieo vần trong bài thơ.
- Khổ 1 - 2: Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước.
- Khổ 3 - 7: Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến khi tóc bạc trong tình cảm yêu thương lẫn xót xa của người con.
- Khổ 8: Lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành.
→ Nét độc đáo: Gợi tả sự lớn khôn, trưởng thành của người con song hành với những dấu ấn thời gian cuộc đời mẹ.
- Nhịp võng chòng chành: Gợi tả âm điệu trầm bổng của những câu ca dao mẹ ru con.
- Vầng trăng mẹ thời con gái/Vẫn còn thơm ngát hương cau: Gợi tả vẻ đẹp rạng rỡ của mẹ thời trẻ.
- Hình ảnh người mẹ với vẻ đẹp thời trẻ: như vầng trăng.
- Mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó trong lao động, vừa giã gạo vừa ru con, tấm áo bạc phơ bạc phếch, màu trắng đến nôn nao trên cóc mẹ, lưng còng vì gánh nặng thời gian.
- Dù vất vả nhưng lời ru của mẹ vẫn ngọt ngào, gửi gắm tất cả những điều đẹp đẽ.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Những hi sinh của đời mẹ và những giá trị tốt đẹp mẹ đã truyền dạy cho con qua lời ru.
- Vần cách, ngắt nhịp chủ yếu là 2/4.
- Cách sử dụng hình ảnh:
→ Góp phần làm nổi bật cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Chủ đề: Tình cảm yêu thương và lòng biết ơn đối với mẹ và tình yêu quê hương, đất nước mẹ đã truyền dạy cho con.
→ Nhan đề đã bao quát, thể hiện được chủ đề của bài thơ.
- Trong lời mẹ hát: Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ được lồng ghép và tái hiện thông qua hình ảnh lời ru con.
- Nắng mới: Bên cạnh những dòng thơ chan chứa tình cảm, cảm xúc về mẹ - người phụ nữ cả đời tần tảo hi sinh của nhà thơ, người đọc còn cảm nhận được sự tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của Lưu Trong Lư trước thiên nhiên, đất trời.