Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu (Vũ Nho)

Câu 1: Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ bằng chứng của văn bản.

Luận điểm 1
  • Cảm nhận tinh tế về những tín hiệu giao mùa.
  • Từ “Với các thi nhân… sự khẳng định”.
Luận điểm 2
  • Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa.
  • Từ “Bây giờ nhà thơ mới xem xét… bầu trời thu trọn vẹn”.
Luận điểm 3
  • Những suy tư và chiêm nghiệm của tác giả.
  • Từ “Hai khổ thơ trên… tự hào, kiêu hãnh”
  • Hệ thống lí lẽ, bằng chứng:
Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng
Luận điểm 1
  • Những tín hiệu giao mùa.
  • Những cảm nhận tinh tế của tác giả ở thời khắc giao mùa.
  • Hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ.
  • Hình như thu đã về.
  • Cảm nhận hương ổi, nhận ra gió se, nhìn thấy sương chùng chình qua ngõ,...
Luận điểm 2
  • Sự chuyển biến của thiên nhiên rộng lớn.
  • Hình ảnh đặc sắc của thời điểm giao mùa.
  • Sông được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã.
  • Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu.
Luận điểm 3
  • Những suy tư của tác giả về mùa thu.
  • Những suy tư về hồn người lúc “sang thu”.
  • Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi.

Câu 2: Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy?

- Luận đề: Sự biến chuyển của thiên nhiên và hồn người ở thời điểm sang thu.

- Cơ sở xác định: Thể hiện qua ba luận điểm chính của bài.

Câu 3: Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận.

- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

- Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.

Câu 4: Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:

Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết trong đoạn văn trên là: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.

- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn trên là:

  • Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. → Ý kiến chủ quan của người viết về những vấn thơ mùa thu trong trẻo trong sáng tác của các thi nhân, do đó phải đưa ra những bằng chứng khách quan ở câu (2) để tăng sức thuyết phục.
  • Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. → Ý kiến chủ quan của người viết về đóng góp riêng của Hữu Thỉnh.

Câu 5: Em có đồng ý với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao?

- Có, vì nhan đề vừa thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian của tác giả và những cảm nhận tinh tế lúc trời đất giao mùa,...

Câu 6: Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

Gợi ý triển khai

- Cái nắng gay gắt của mùa hè dần trở nên dịu nhẹ và thay vào đó là những cơn gió thu lồng lộng.

- Sáng sớm bắt đầu xuất hiện sương mù, tối se lạnh.

- Sắc xanh của cây cối dần chuyển sang màu vàng, những chiếc lá đỏ xuất hiện nhiều hơn,...

  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo