Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống CD

Bài học: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10 sách Cánh diều.

I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

1.  Cấp độ tổ chức sống

- Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

2. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản

- Khái niệm cấp độ tổ chức sống cơ bản: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản là các cấp độ tổ chức sống có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

Các cấp độ tổ chức sống cơ bản

II. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

-  Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc được hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên.

Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc ở thực vật

- Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

- Ví dụ: Quần thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều cá thể cùng loài, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong không gian và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mà ở cấp độ cơ thể không có.

Quần thể voi

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở trong đó sinh vật với môi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

+ Ví dụ: Qua quá trình quang hợp, thực vật lấy từ môi trường nước, khí carbon dioxide đồng thời thải ra môi trường khí oxygen.

Quang hợp ở thực vật

- Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

+ Ví dụ: Khi cây mọc dày, thiếu ánh sáng thường có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

Hiện tượng tự tỉa cành tự nhiên

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

- Quá trình tiến hóa của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp tổ chức sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.

Ví dụ: Đột biến gene hoặc đột biến nhiễm sắc thể → Thay đổi kiểu hình của cá thể → Nhờ sự truyền đạt vật chất di truyền trong sinh sản và tác động của chọn lọc tự nhiên, đột biến này được nhân lên tạo nên quần thể mới thích nghi → Quần thể sinh vật tương tác với môi trường tạo ra quần xã – hệ sinh thái thích nghi.

- Thế giới sinh vật liên tục được sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên DNA từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.

III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

- Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng, trong đó, cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề:

- Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào.

- Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.

- Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hóa thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.

Ví dụ: 

Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người

- Các cá thể cùng loài phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần thể sinh vật.

- Các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định hình thành nên quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống hình thành nên hệ sinh thái.

a) b)
Quần thể ngựa vằn Quần xã - Hệ sinh thái biển

- Các hệ sinh thái trên Trái Đất hình thành Sinh Quyển.

Câu trắc nghiệm mã số: 63310,63309,63308,63307,63306
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo