Luyện tập: Lực và gia tốc

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?

    Hướng dẫn:

    Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Một newton là độ lớn của:

    Hướng dẫn:

    Ta có: F = m.a được dùng để định nghĩa đơn vị lực.

    Trong đó: 1 N = 1 kg.1 m/s^2 = 1 kg.m/s^2

    Do đó, một Niutơn là độ lớn của một lực gây ra gia tốc 1 m/s^2 cho một vật có khối lượng 1 kg.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính độ lớn của lực tạo ra gia tốc

    Một mẫu xe điện có thời gian tăng tốc trong thử nghiệm là từ 0 km/h đến 97 km/h trong 1,98s. Hãy tính độ lớn của lực tạo ra gia tốc đó. Biết khối lượng xe là 2 tấn.

    Hướng dẫn:

    Đổi:

    97 km/h ≈ 27 m/s

    2T = 2.10^3 kg

    Gia tốc của xe là:  

    a = \frac{{{v_2} - {v_1}}}{{\Delta t}} = \frac{{27 - 0}}{{1,98}} = \frac{{27}}{{1,98}} \approx 13,63\left( {m/{s^2}} ight)

    Độ lớn của lực tạo nên gia tốc đó là: 

    F=m.a=2.10^3.13,63 = 27260 = 27,26.10^3 (N)

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.

    Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của mỗi vật.

  • Câu 5: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Lực là nguyên nhân gây ra sự thay đổi chuyển động của vật nên khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định sự biến thiên gia tốc

    Một vật có khối lượng m, chịu hợp lực tác dụng F thì chuyển động với gia tốc a. Nếu tăng độ lớn hợp lực tác dụng lên hai lần đồng thời giảm khối lượng vật hai lần thì khi đó vật chuyển động với gia tốc như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    \begin{matrix}  a = \dfrac{{{v_2} - {v_1}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{27 - 0}}{{1,98}} = \dfrac{{27}}{{1,98}} \approx 13,63\left( {m/{s^2}} ight) \hfill \\  \left\{ \begin{gathered}  {a_1} = \dfrac{{{F_1}}}{{{m_1}}} \hfill \\  {a_2} = \dfrac{{{F_2}}}{{{m_2}}} \hfill \\  {m_2} = \dfrac{{{m_1}}}{2} \hfill \\  {F_2} = 2{F_1} \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Rightarrow \dfrac{{{a_1}}}{{{a_2}}} = \dfrac{{\dfrac{{{F_1}}}{{{m_1}}}}}{{\dfrac{{{F_2}}}{{{m_2}}}}} = \dfrac{{{F_1}}}{{{m_1}}}:\dfrac{{2{F_1}}}{{\dfrac{{{m_1}}}{2}}} = \dfrac{1}{4} \hfill \\ \end{matrix}

    \Rightarrow {a_2} = 4{a_1}

    Vậy gia tốc tăng bốn lần.

  • Câu 7: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Đơn vị đo lực niutơn được viết theo các đơn vị cơ bản trong hệ SI là:

    Hướng dẫn:

    Từ công thức: F = m.a

    Ta có đơn vị tương ứng: 1N = 1kg . 1m/s^2.

  • Câu 8: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Một ô tô khối lượng 900 kg đang đi với vận tốc 20 m/s thì người lái xe nhìn thấy đèn giao thông chuyển màu đỏ ở phía trước. Để xe giảm tốc độ và dừng lại sau 10 s thì độ lớn lực hãm khi phanh ô tô phải là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Giá trị a của gia tốc mà ô tô cần có để giảm tốc và dừng lại sau 10 s là:

    a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 20}}{{10 - 0}} =  - 2\left( {m/{s^2}} ight)

    Giá trị lực hãm khi phanh là: F=ma=900.(−2)=−1800N

    Độ lớn lực hãm là 1800N.

    Dấu “ - ” thể hiện lực ngược chiều chuyển động, gây ra gia tốc ngược hướng vận tốc.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính gia tốc của quả bóng

    Một quả bóng có khối lượng 250 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 500N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

    Hướng dẫn:

    Đổi: 250 g = 0,25 kg

    Gia tốc mà quả bóng thu được là:

    a = \frac{F}{m} = \frac{{500}}{{0,25}} = 2000\left( {m/{s^2}} ight)

  • Câu 10: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?

    Hướng dẫn:

    Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này vào vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

    Suy ra lực đặc trưng cho tương tác giữa vật này và vật khác là phát biểu đúng

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Một vật đang chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực kéo mà lực đó đột ngột giảm độ lớn thì:

    Hướng dẫn:

    Một vật đang chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực kéo mà lực đó đột ngột giảm độ lớn thì gia tốc của vật giảm vì gia tốc tỉ lệ thuận với lực kéo.

  • Câu 12: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Đơn vị cơ bản trong hệ SI của gia tốc là:

    Hướng dẫn:

    Đơn vị cơ bản trong hệ SI của gia tốc là: m/s2.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là

    Hướng dẫn:

    Đổi 54 km/h = 15 m/s

    Gia tốc của vật a = \frac{{v - {v_0}}}{t} = \frac{{15 - 0}}{{0,02}} = 750\left( {m/{s^2}} ight)

    Lực tác dụng lên quả bóng: F=ma=0,5.750=375N

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Chọn phát biểu đúng?

    Hướng dẫn:

    Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một xe tải chở đầy hàng và một xe con đang chuyển động cùng tốc độ mà muốn dừng lại cùng lúc thì lực hãm tác dụng lên xe tải sẽ phải

    Hướng dẫn:

    Do xe tải có khối lượng lớn hơn xe con, muốn hai xe dừng lại cùng lúc thì gia tốc gây ra cho xe tải phải lớn hơn gia tốc gây ra cho xe con. Vậy là lực hãm của xe tải phải lớn hơn lực hãm của xe con.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 21 lượt xem
Sắp xếp theo