Luyện tập: Năng lượng và công

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Công suất có độ lớn được xác định bằng:

    Hướng dẫn:

    Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm. Công suất có độ lớn được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian 

  • Câu 2: Nhận biết
    Tìm nhận xét đúng

    Nhận xét nào sau đây là đúng về công?

    Hướng dẫn:

    Công là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính công tổng cộng

    Một người nhấc một vật lên đều có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dời 30 m. Công tổng cộng mà người đó là:

    Hướng dẫn:

    Chọn chiều dương hướng lên.

    Lực mà người này tác dụng lên vật để nhấc vật lên cao và mang vật đi ngang đều thực hiện công. Quá trình di chuyển này được chia làm 2 giai đoạn

    - Giai đoạn 1: nâng vật lên độ cao 1 m, lực thực hiện công có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Nên A_1=F.s.cosα=P.s.cosα=m.g.s.cos^o=60 J

    - Giai đoạn 2: nâng vật đi đều theo phương ngang nên lực tác dụng có phương vuông góc với độ dịch chuyển. Nên A2 = 0

    Tổng công thực hiện: A = A1 + A2 = 60 J.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn nhận xét đúng 

    Một người tác dụng một lực có độ lớn không đổi F lên một vật. Trong khoảng thời gian chịu tác dụng của lực F vật đó bị dời chỗ so với vị trí ban đầu một đoạn thẳng có độ dài s. Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?

    Hướng dẫn:

    Ta có biểu thức tính công: A = Fscos α ≤ Fs.

    Vậy nhận xét chính xác nhất là: "Công mà người đó thực hiện lên vật có giá trị cực đại là Am = Fs."

  • Câu 5: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Công của trọng lực khi vật rơi tự do:

    Hướng dẫn:

    Giả sử vật rơi từ độ cao h1 đến độ cao h2 so với mặt đất.

    Khi đó, công của trọng lực được xác định: A = F.s = P.s = mg.(h_1 – h_2)

    ⇒ Công của trọng lực khi vật rơi tự do bằng tích của khối lượng với gia tốc rơi tự do và hiệu độ cao hai đầu quỹ đạo.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Công là đại lượng:

    Hướng dẫn:

    Nếu phương của lực hợp với phương chuyển động một góc α và làm vật dịch chuyển một quãng đường s, thì d = s.cosα

    ⇒ Công của lực được xác định: A = F.s.cosα.

    -1 ≤ \cos α ≤ 1

    ⇒ A có thể âm, dương hoặc bằng 0.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính công suất của động cơ

    Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800 kg. Khi chuyển động thang máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103 N. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3 m/s thì công suất của động cơ phải bằng (cho g = 9,8 m/s2):

    Hướng dẫn:

    Lực tổng hợp có độ lớn: F = P + Fc

    P = F.v = (Mg + Fc).v = [(mthang + mtải).g + Fc].v

    = [(1000 + 800).9,8 + 4000].3 = 64920 W.

  • Câu 8: Nhận biết
    Chọn câu sai.
  • Câu 9: Vận dụng
    Tính công của lực

    Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h. Công suất trung bình của động cơ là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là:

    Hướng dẫn:

    Đổi đơn vị: v = 72 km/h = 20 m/s.

    P = 60 kW = 60000 W.

    s = 6 km = 6000 m.

    Ô tô chạy đều, nên thời gian ô tô chạy hết quãng đường 6 km là:

    t = s/v = 6000/20 = 300 (s)

    Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là:

    A = P .t = 60000.300 = 18.106 J.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính công của động cơ

    Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.10^3 kg sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440m. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của động cơ trong khi chuyển động thẳng đều.

    Hướng dẫn:

    Ta có công của động cơ lắc A = F.h

    Vì máy bay chuyển động đi lên thẳng đều nên

    F = P = mg = 5.10^3.10 = 5.10^4 (N) → A = F.h = 5.10^4.1440 = 72.10^6 (J)

  • Câu 11: Nhận biết
    Chọn câu đúng

    Công suất là đại lượng:

    Hướng dẫn:

    Công suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.

  • Câu 12: Nhận biết
    Tìm công thức tính công

    Công thức tính công của một lực là:

    Hướng dẫn:

    Công của lực được xác định bằng biểu thức: A = F.d

    Với F là độ lớn của lực tác dụng (N), d là độ dịch chuyển theo phương của lực (m).

    Nếu phương của lực hợp với phương chuyển động một góc α và làm vật dịch chuyển một quãng đường s, thì d = s.cosα ⇒ A = F.s.cosα.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính công

    Một vật khối lượng 8 kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20 N hợp với phương ngang 1 góc α = 30°. Khi vật di chuyển 1 m trên sàn, lực đó thực hiện được công là:

    Hướng dẫn:

    Công thực hiện là: A = F.s.\cos α = 20.1.\cos 30^o = 10\sqrt{3} J

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính công của lực

    Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60°. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Bỏ qua ma sát. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 m là:

    Hướng dẫn:

     Công của lực đó là: A = F.s.cosα = 150.10.cos60^0 = 750 J.

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng:

    Một lực \vec{F} không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc \vec{v} theo hướng của lực \vec{F} . Công suất của lực \vec{F} là:

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 105 lượt xem
Sắp xếp theo