Luyện tập: Sự biến dạng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính chiều dài lò xo

    Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi cân bằng lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Đổi đơn vị: 20 cm = 0,2 m; 24 cm = 0,24 m

    Vì cùng một lò xo nên độ cứng k sẽ như nhau:

    \frac{{{F_1}}}{{\Delta {l_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{\Delta {l_2}}} \Rightarrow \frac{5}{{0,24 - 0,2}} = \frac{{10}}{{{l_2} - 0,2}}

    ⇒ l _2 = 0 , 28 m = 28 cm

  • Câu 2: Nhận biết
    Tìm câu sai

    Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?

    Hướng dẫn:

    Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

    F=k.|Δl|

    Trong đó, hệ số tỉ lệ k được gọi là độ cứng của lò xo (N/m).

    Vậy câu sai là: "Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng".

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn câu đúng

    Khi vật chịu biến dạng nén thì chiều dài của vật có sự thay đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Khi vật chịu biến dạng nén thì chiều dài giảm đi.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính độ lớn lực đàn hồi

    Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22cm. Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 27 cm, cho biết độ cứng lò xo là 100 N/m. Độ lớn lực đàn hồi bằng:

    Hướng dẫn:

    Ta có: \left\{ \begin{gathered}  {l_0} = 22\left( {cm} ight) = {22.10^{ - 2}}\left( m ight) \hfill \\  l = 27\left( {cm} ight) = {27.10^{ - 2}}\left( m ight) \hfill \\  k = 100N/m \hfill \\ \end{gathered}  ight.

    Độ lớn lực đàn hồi: F = k . | Δ l | = 100. ( 27.10^ {− 2} − 22.10^ {− 2} ) = 5 (N)

  • Câu 5: Nhận biết
    Chọn phát biểu sai

    Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

    Hướng dẫn:

    Phát biểu sai: "Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không giới hạn".

    Vì trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo F =  - k.\Delta l

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tìm câu sai

    Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Trong giới hạn đàn hồi và lò xo đứng cân bằng. Điều nào dưới đây là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Lò xo đứng cân bằng, nên tổng hợp các lực tác dụng lên nó phải bằng 0. Vì vậy, lực đàn hồi và lực tác dụng có độ lớn bằng nhau.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Trong phòng thí nghiệm, vật nào sau đây đang bị biến dạng kéo?

    Hướng dẫn:

    "Lò xo trong lực kế ống đang đo trọng lượng của một vật" – là biến dạng kéo.

    "Nút cao su đang nút lọ đựng dung dịch hóa chất"; "Chiếc ốc điều chỉnh ở chân đế bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do"; "Bức tường" – là các biến dạng nén.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tìm hệ thức đúng

    Lò xo có độ cứng k, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại được gắn vào vật có khối lượng m. Khi vật cân bằng thì hệ thức nào sau đây được nghiệm đúng?

    Hướng dẫn:

    Khi vật nằm cân bằng, trọng lực \overrightarrow P cân bằng với lực đàn hồi \overrightarrow F_{dh}

    Ta có: P=F_{đh}⇔mg=k.Δl

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm câu sai

    Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Trong giới hạn đàn hồi và lò xo đứng cân bằng. Điều nào dưới đây là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Lò xo đứng cân bằng, nên tổng hợp các lực tác dụng lên nó phải bằng 0. Vì vậy, lực đàn hồi và lực tác dụng có độ lớn bằng nhau.

  • Câu 10: Thông hiểu
    So sánh độ cứng

    Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị giãn nhiều hơn thì có độ cứng:

    Hướng dẫn:

    Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo F=k.|Δl|. Trong đó, hệ số tỉ lệ k được gọi là độ cứng của lò xo (N/m).

    Mà hai vật có cùng khối lượng sẽ gây ra lực tác dụng như nhau trên 2 lò xo.

    Vậy lò xo nào giãn nhiều hơn (Δll lớn hơn) sẽ có độ cứng nhỏ hơn (k nhỏ hơn).

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm kết quả đúng

    Cho hai lò xo có độ cứng k1 và k2. Khi treo vào lò xo k1 vật có khối lượng 2 kg thì khi cân bằng lò xo dãn 2 cm, khi treo vật có khối lượng 6 kg vào lò xo k2 thì khi cân bằng lò xo dãn 12 cm. Khi đó ta có:

    Hướng dẫn:

    Đổi đơn vị: 2 cm = 0,02 m; 12 cm = 0,12 m.

    Ta có: F = k . | Δ l |

    Ở vị trí cân bằng

    P = F_{đh}

    \begin{matrix}   \Rightarrow \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{F_1}}}{{\Delta {l_1}}}.\dfrac{{\Delta {l_2}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{m_1}\Delta {l_2}}}{{{m_2}\Delta {l_1}}} = \dfrac{{2.0,12}}{{6.0,02}} = 2 \hfill \\   \Rightarrow {k_1} = 2{k_2} \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng lò xo

    Cho một lò xo có chiều dài tự nhiên ℓ0, đầu trên cố định đầu dưới người ta treo quả cân 200 g thì lo xo dài 32 cm. Khi treo thêm quả cân 100 g nữa thì lo xo dài 33 cm. Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lo xo. 

    Hướng dẫn:

     Khi ở vị trí cân bằng 

    \left| {\overrightarrow P } ight| = \left| {\overrightarrow F } ight| \Rightarrow mg = k.\Delta l \Rightarrow mg = k.\left( {l - {l_0}} ight)

    Khi treo m_1 ta có: {m_1}g = k.\left( {{{l_1} - {l_0}}} ight){\text{  }}\left( 1 ight)

    Khi treo thêm m_2 ta có: \left( {{m_1} + {m_2}} ight)g = k.\left( {{l_2} - {l_0}} ight){\text{  }}\left( 2 ight)

    Lấy (1) chia (2) ta được:

    \begin{matrix}  \dfrac{{{m_1}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \dfrac{{{l_1} - {l_0}}}{{{l_2} - {l_0}}}{\text{ }} \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{{0,2}}{{0,1 + 0,2}} = \dfrac{{0,32 - {l_0}}}{{0,33 - {l_0}}}{\text{ }} \hfill \\   \Leftrightarrow {l_0} = 0,3\left( m ight) = 30\left( {cm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Thay {l_0}=0,3 vào (1) ta được k=100(N/m)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Xác định khẳng định đúng

    Khẳng định nào sau đây là đúng khi ta nói về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây?

    Hướng dẫn:

    Lực căng dây xuất hiện khi dây bị kéo căng, có phương dọc theo dây, chiều chống lại xu hướng bị kéo giãn.

    Lực đàn hồi cùa lò xo là lực căng của lò xo. Khi kéo giãn lò xo, lực đàn hồi có xu hướng làm ngắn lò xo. Khi lò xo bị nén thì lực đàn hồi lại có xu hướng làm lò xo giãn ra.

  • Câu 14: Nhận biết
    Chọn câu sai

    Tìm câu sai trong các câu sau đây?

    Hướng dẫn:

    Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi. Khi vật rắn chịu tác dụng của lực quá lớn thì nó bị biến dạng mạnh, không thể lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.

    Câu sai là: "Giới hạn đàn hồi là độ giãn tối đa mà lò xo chưa bị hỏng."

  • Câu 15: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10m/s2. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là:

    Hướng dẫn:

    Gọi chiều dài tự nhiên của lò xo: l_0

    Khi treo vật có khối lượng 200 g:

    \begin{matrix}  P = {F_{dh}} \Rightarrow mg = k.\left| {\Delta l} ight| \hfill \\   \Rightarrow k = \dfrac{{mg}}{{\left| {\Delta l} ight|}} = \dfrac{{0,2.10}}{{\left| {0,34 - {l_0}} ight|}}\left( * ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Khi treo thêm vật có khối lượng 100g ta có:

    \begin{matrix}  P' = {F_{dh}}' \Rightarrow m'g = k.\left| {\Delta l'} ight| \hfill \\   \Rightarrow k = \dfrac{{m'g}}{{\left| {\Delta l'} ight|}} = \dfrac{{\left( {0,2 + 0,1} ight).10}}{{\left| {0,36 - {l_0}} ight|}}\left( {**} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Từ (*) và (**) ta suy ra:

    \begin{matrix}  \dfrac{{0,2.10}}{{\left| {0,34 - {l_0}} ight|}} = \dfrac{{\left( {0,2 + 0,1} ight).10}}{{\left| {0,36 - {l_0}} ight|}} \hfill \\   \Rightarrow {l_0} = 0,3m = 30cm \Rightarrow k = 50\left( {N/m} ight) \hfill \\ \end{matrix}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo