- Khi da chúng ta bẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển → phát sinh các bệnh ngoài da. Hạn chế sự bài tiết mồ hôi và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi da bị xây xát làm cho da dễ bị nhiễm trùng, tạo kẽ hở cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vi khuẩn, uốn ván …
→ cần có các biện pháp bảo vệ da để tránh cho da bị bẩn và bị xây xát.
- Thường xuyên tắm, rửa sạch sẽ.
- Rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận bám bụi như mắt, chân tay.
- Khi da sạch sẽ có thể tiêu diệt đến 85% vi khuẩn bám trên da, khi da bẩn chỉ tiêu diệt được 5% vi khuẩn nên dễ gây ngứa và các bệnh ngoài da.
- Ở tuổi dậy thì, chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng, miệng tuyến nhờn ở lỗ chân lông bị sừng hóa chất nhờn tích tụ lại mụn trứng cá.
- Thận trọng khi lao động, vui chơi… tránh cho da bị xây xát.
- Không nên nặn mụn trứng cá vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
+ Tắm nắng lúc 8 – 9h sáng
+ Tập chạy buổi sáng
+ Tham gia thể thao buổi chiều
+ Xoa bóp
+ Lao động chân tay vừa sức
+ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng
+ Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người
+ Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống vòi xương.
- Ngoài ra, còn 1 số bệnh khác như: thủy đậu, chốc lở, mụn cơm, tay chân miệng, bỏng …
Phòng chống: giữ vệ sinh thân thể, nơi ở và nơi công cộng, tránh để da bị bỏng, xây xát và bị bẩn.
Chữa bệnh: cần chữa trị kịp thời và theo hướng dẫn của bác sĩ.