Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

I. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

1. Bối cảnh lịch sử

- Từ thế kỉ XIV - XV, ở Tây Âu, công trường thủ công ra đời thay thế cho phường hội giúp năng suất lao động tăng nhanh.

- Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra trong các thế kỉ XV - XVI dẫn đến sự phát triển của thương mại biển, góp phần thúc đẩy sự nảy sinh của mầm mống tư bản chủ nghĩa.

- Thế kỉ XVII - XVIII, các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ đã tạo cơ sở cho chuyển biến từ sản xuất thủ công, quy mô nhỏ sang sản xuất bằng máy móc, quy mô lớn, mở ra thời kì cơ khí hóa trong sản xuất.

- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

- Anh là nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp do:

  • Cách mạng tư sản nổ ra và thành công sớm.
  • Nguồn khoáng sản dồi dào.
  • Có lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.

- Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX với những phát minh kĩ thuật đầu tiên trong ngành dệt. Cuộc cách mạng công nghiệp từ Anh lan rộng ra nhiều quốc gia khác ở châu Âu và Bắc Mỹ, từ ngành dệt phát triển sang các ngành công nghiệp luyện kim, giao thông vận tải,...

2. Thành tựu tiêu biểu

- Năm 1733, Giôn Cay phát minh ra “thoi bay”, người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay, năng suất lao động tăng gấp hai lần.

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế ra chiếc máy kéo sợi Gien-ni.

- Năm 1779, S. Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi để kéo được sợi nhỏ, làm ra vải vừa đẹp vừa bền.

- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai cho ra đời máy dệt vải chạy bằng sức nước, làm tăng năng suất dệt lên tới 40 lần so với dệt tay.

- Năm 1782, Giêm Oát chế tạo thành công máy hơi nước, góp phần tăng tốc độ sản xuất và năng suất lao động; khởi đầu cho quá trình công nghiệp hóa trên thế giới từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- Năm 1735, phát minh về phương pháp nấu than cốc góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành luyện kim.

- Năm 1784, H. Cót tìm ra cách luyện sắt “puddling” thay thế cho quá trình tinh luyện trước đây, cho phép sản xuất sắt rèn trên quy mô lớn, chất lượng cao hơn.

- Năm 1885, H. Bét-xơ-me phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép.

- Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời góp phần thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển.

- Đến thế kỉ XIX, hệ thống đường sắt ở Tây Âu và Bắc Mỹ phát triển mạnh.

- Năm 1807, R. Phơn-tơn chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay cánh buồm trước đây.

II. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

1. Bối cảnh lịch sử

- Sau cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nước Anh trở thành một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Các nước như Mỹ, Pháp, I-ta-li-a, Đức cũng hoàn thành cuộc cách mạng tư sản và tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp trong nước.

- Nửa đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh. Đến nửa sau thế kỉ XIX, nhiều thành tựu khoa học và kĩ thuật mới xuất hiện, quan trọng nhất là sự ra đời của điện và động cơ đốt trong, dẫn đến sự hình thành và phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

- Thời gian: Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX đến năm 1914. Cuộc cách mạng này diễn ra trong lúc quá trình công nghiệp hóa đã diễn ra mạnh mẽ.

- Đặc trưng: của cuộc cách mạng công nghiệp này là việc sử dụng năng lượng điện, quá trình tự động hoá và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.

2. Thành tựu tiêu biểu

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về điện.

  • Năm 1832, H. Pi-xi đã chế tạo ra máy phát điện đầu tiên dựa trên nguyên lí Pha-ra-đây.
  • Khi máy phát điện của G. Đi-na-mô ra đời càng thúc đẩy nhanh hơn việc sử dụng năng lượng điện.
  • Năm 1876, A-lếch-xan-đơ G. Ben phát minh ra điện thoại đầu tiên.
  • Năm 1897, sự ra đời thuyết Điện tử của Tôm-xơn đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới vào sản xuất.
  • Các phát minh của N. Te-xla, T. Ê-đi-xơn và G. Oét-tinh-hao tiên phong về động cơ dòng điện một chiều và xoay chiều, mở ra quá trình điện khí hoá sản xuất.
  • Năm 1913, tuốc bin hơi nước ra đời, giúp cung cấp nguồn điện năng mạnh và chi phí thấp hơn trước.

- Dầu mỏ được phát hiện góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí phát triển, cung cấp nhiên liệu cho cuộc cách mạng công nghiệp. Năm 1885, Công ty G. Đai-lơ của Đức đi đầu trong lĩnh vực phát triển ô tô, sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu thay cho khí than.

- Năm 1889, Giô-dép Đây phát minh ra động cơ đốt trong, được sử dụng để dẫn động máy móc nhỏ như xe máy, xuồng có động cơ và máy bơm.

- Năm 1908, Công ty Pho ở Mỹ cho ra đời loại xe ô tô mẫu T và sau đó phổ biến ra nhiều nước ở châu Âu - Mỹ.

- Đầu thế kỉ XX, sự ra đời của máy bay tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông vận tải.

III. Ý nghĩa và tác động của cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Kinh tế

- Thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế thế giới và xã hội hoá hoạt động sản xuất, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

- Nền sản xuất lớn bằng máy móc đã giải phóng sức lao động, làm thay đổi cách thức lao động của con người.

- Con người áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, từ đó giải nâng cao năng suất lao động.

- Hình thành một loạt các đô thị quy mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa dẫn đến sự ra đời của nhiều đô thị quy mô lớn.

- Dân số tăng nhanh, cơ cấu xã hội thay đổi, hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản. Sự bóc lột của giai cấp tư sản dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, tạo ra những tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Văn hóa

- Thúc đẩy quan hệ quốc tế, giao lưu và kết nối văn hoá toàn cầu.

- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở các nước tư bản cũng được nâng cao thể hiện qua đời sống văn hoá phong phú, đa dạng, hiện đại với sự xuất hiện của điện ảnh, điện thoại,....

- Đưa đến hình thành một lối sống, tác phong công nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hoá.

  • 103 lượt xem
Sắp xếp theo