- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người.
- Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
- Con người có khả năng nhận thức hiện thực khách quan, vì vậy lịch sử còn là hiện thực khách quan có thể nhận thức được.
- Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau.
- Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau.
- Để phục dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần nỗ lực tìm kiếm tư liệu; sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
- Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào:
- Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.
- Đối tượng của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
- Đối tượng của Sử học mang tính toàn diện.
- Chức năng
- Nhiệm vụ
- Khách quan: trình bày lịch sử một cách khách quan, không định kiến, không thiên vị.
- Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử.
- Tiến bộ: góp phần xây dựng những giá trị tốt đẹp.
- Toàn diện và cụ thể: phản ánh đầy đủ, gắn với không gian, thời gian cụ thể.
- Sử liệu là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
- Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, có thể chia thành hai loại sử liệu:
- Căn cứ vào các dạng thức tồn tại, nguồn sử liệu được chia thành các nhóm chủ yếu:
- Phương pháp lịch sử: xem xét, trình bày các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể.
- Phương pháp logic: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.
- Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như: phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại, phương pháp điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử…