Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Điều kiện tự nhiên

- Trung Quốc nằm ở phía đông bắc châu Á.

- Địa hình có nhiều núi và cao nguyên.

- Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên những đồng bằng rộng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới; phía đông thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.

Dân cư

- Từ thời nguyên thuỷ, các bộ lạc sớm đến cư trú trên lưu vực Hoàng Hà, hình thành tộc Hoa Hạ. Họ mở rộng lãnh thổ về phía nam, đồng hoá các cư dân bản địa. - Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, cộng đồng dân cư Hoa Hạ phát triển, dần thành một dân tộc ổn định vào thời Hán, gọi là Hán tộc, giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa.

2. Điều kiện kinh tế

- Trồng các loại cây: lúa mì, kê, dâu, đay,...

- Công cụ sản xuất chủ yếu làm bằng gỗ, đá, xương.

- Thời Thương và Tây Chu: công cụ đồng thau phổ biến.

- Thời Chiến quốc: công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.

- Kinh tế nông nghiệp phát triển; các ngành nghề thủ công như làm gốm, đúc đồng, luyện sắt, dệt vải, đóng thuyền, làm giấy,... sớm phát triển, trình độ thẩm mĩ và kĩ thuật chế tác cao.

- Thương nghiệp phát triển, trao đổi, buôn bán trong nước và nước ngoài mở rộng. Từ thời Hán, hoạt động ngoại thương của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ thông qua con đường Tơ lụa.

3. Tình hình chính trị - xã hội

Chính trị

- Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà bước vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thành xã hội có phân hoá giai cấp và nhà nước.

- Triều Hạ, Thương, Chu: tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được xây dựng và phát triển theo mô hình quân chủ chuyên chế.

- Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc. Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần cho đến Minh, Thanh.

Xã hội

- Thời Hạ, Thương và Chu, cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm: vua, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.

- Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc chủ yếu bao gồm: vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nông dân là giai cấp đông đảo nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

1. Chữ viết

- Thời nhà Thương (thế kỉ XVI - XII TCN): chữ Giáp cốt (chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, xương thú).

- Cuối thời Thương: chữ Kim văn khắc trên đồ đồng.

- Thời Tần: chữ Tiểu triện.

- Nhà Hán: cải tiến và định hình chữ viết như ngày nay.

- Ý nghĩa: Đây là thành tựu quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.

2. Văn học

- Có nhiều thể loại: thơ ca, từ, phú, kịch, tiểu thuyết.

  • Nội dung: phản ánh mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.

- Thời cổ đại: thơ ca phát triển, hàng trăm bài thơ đã được tập hợp trong Kinh Thi và Sở Từ.

- Thời trung đại:

  • Văn học ngày càng phong phú với nhiều thành tựu đặc sắc, tiêu biểu là phú và nhạc phủ thời Hán, thơ luật thời Đường, từ thời Tống, kịch thời Nguyên và tiểu thuyết thời Minh Thanh.
  • Thơ Đường là đỉnh cao nghệ thuật thơ ca Trung Quốc với nhiều nhà thơ tài hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...
  • Thời Minh - Thanh, tiểu thuyết phát triển và đạt thành tựu lớn với những tác phẩm như Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thuỷ hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh),…

⇒ Văn học Trung Quốc cổ - trung đại không những có giá trị nghệ thuật cao, mà còn phản ảnh mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.

3. Sử học

- Thời cổ đại: những ghi chép mang nội dung lịch sử đã xuất hiện.

- Thời Tây Chu, Đông Chu: trong cung có quan chuyên phụ trách việc chép sử:. Tiêu biểu: sách Xuân Thu , Tả truyện , Chiến quốc sách , Lã thị Xuân Thu ,...

- Thời Tây Hán: Tiêu biểu là tác phẩm Sử ký .

- Thời Đường: cơ quan biên soạn lịch sử của Nhà nước được thành lập gọi là Sử quán, biên soạn 24 bộ sử lớn.

- Những tác phẩm sử học có giá trị do các cá nhân biên soạn: Sử thông (Lưu Tri Cơ), Thông điển (Đỗ Hữu), Tư trị thông giám (Tư Mã Quang)…

4. Khoa học, kĩ thuật

Toán học

- Thời Chu: toán là một trong sáu môn (lục nghệ) mà con em quý tộc phải học.

- Từ thời Tây Hán trở đi, xuất hiện các sách về toán học: Chu bễ toán tinh (đề cập đến Lịch pháp, Thiên văn, Hình học, Số học), Cửu chương toán thuật (đề cập đến phương pháp khai căn bậc 2, căn bậc 3, số âm, số dương, phương trình bậc nhất, cách tính diện tích các hình, thể tích hình khối,...).

- Thời Nam - Bắc triều: Tổ Xung Chi đã tìm ra số Pi chính xác gồm bảy số.

- Thời Đường: 10 bộ sách toán học lớn dùng làm tài liệu dạy trong Quốc Tử Giám.

Thiên văn học và lịch pháp

- Người Trung Quốc cổ đại sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học: ghi chép về thời tiết, khí hậu, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

  • Sách Xuân Thu đã ghi chép chính xác về các lần nguyệt thực trong 242 năm.
  • Nhà thiên văn học Trương Hành đã giải thích hiện tượng nguyệt thực và tổng kết các tri thức về thiên văn học trong tác phẩm Linh hiến .

- Lịch thời Thương chia một năm thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Để khớp với vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, người thời Thương đã thêm một tháng nhuận. Hệ thống 10 Thiên can và 12 Địa chi được người Trung Quốc sử dụng để ghi ngày, giờ, năm, tháng. Từ thời Hán, Lịch pháp tiếp tục có sự sửa đổi, hoàn thiện và được sử dụng cho đến nay.

Y học

- Những kiến thức, kinh nghiệm về khám chữa bệnh, về các phương thuốc đã được tập hợp thành các bộ sách y dược nổi tiếng: Hoàng đế nội kinh , Thần nông bản thảo kinh , Thương hàn tạp bệnh luận tập hợp những kinh nghiệm về khám chữa bệnh, các phương thuốc.

- Sách Châm cứu giáp ất kinh (thời Tây Tấn) trình bày chi tiết về kĩ thuật châm cứu.

- Sách Bản thảo cương mục (thời Minh) tập hợp 1892 loại cây thuốc.

- Các thầy thuốc nổi tiếng: Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Tôn Tư Mạc…

Các phát minh kĩ thuật

- Bốn phát minh quan trọng: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

* Ý nghĩa:

  • Góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của lịch sử Trung Quốc, nhất là trên lĩnh vực văn hóa và hàng hải.
  • Các phát minh kĩ thuật của Trung Quốc được truyền bá đến các nước trên thế giới và được cải tiến, ứng dụng rộng rãi.

5. Nghệ thuật

Kiến trúc: Người Trung Quốc đề cao sự cân xứng, sự hòa hợp với tự nhiên và chiều sâu trong bố cục xây dựng công trình.

- Tiêu biểu: kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Kinh, Thiên Đàn, Di Hòa Viên, Thập Tam Lăng,…

Điêu khắc

- Thể hiện rất phong phú các tượng tròn (tượng Phật, thần thánh, người, thú,...), các phù điêu trên các công trình kiến trúc (cung điện, lăng tẩm, chùa miếu,...) và các chạm trổ trên đồ đồng, đồ ngọc, ẩn chương.

- Nghệ thuật chạm trổ trên ngọc và đá quý được xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa.

Hội họa

- Phong phú với các đề tài về đời sống cung đình, tôn giáo, phong cảnh, con người, chim, thủ, hoa lá, sinh hoạt dân gian,...

- Tranh chủ yếu được vẽ trên lụa, giấy hoặc trên tường (bích hoạ) với phong cách ước lệ, chú trọng đường nét hơn màu sắc.

- Từ thời Đường trở đi, lối vẽ tranh thuỷ mặc được hoàn thiện và nâng cao, trở thành nghệ thuật độc đáo, mang đậm nét truyền thống.

Âm nhạc

- Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của nhạc lễ”.

- Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm gồm 3 phần: Phong (ca khúc dân gian), Nhã (âm nhạc cung đình), Tụng (ca vũ để cúng tế), Sở Từ (Khuất Nguyên),...

- Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển.

Tư tưởng, tôn giáo

- Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành

  • Người Trung Quốc cổ đại đã tìm cách giải thích nguồn gốc của thế giới, đúc kết thành các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành.
  • Các thuyết này thể hiện yếu tố duy vật biện chứng thô sơ, có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng triết học ở Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hán.

- Nho gia

  • Người sáng lập: Khổng Tử (551 - 479 TCN). Tư tưởng của ông bao hàm các nội dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục.
  • Các nhà tư tưởng xuất sắc thời Chiến quốc (Mạnh Tử, Tuân Tử) đã bổ sung và phát triển học thuyết này.
  • Từ thời Hán Vũ Đế, học thuyết Nho gia trở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, kéo dài hơn 2 000 năm.

- Pháp gia

  • Người khởi xướng: Quản Trọng - tướng quốc nước Tề.
  • Thời Xuân thu - Chiến quốc: nhiều người tham gia phát triển học thuyết này, nổi bật nhất là Thương Ưởng và Hàn Phi.
  • Chủ trương của Pháp gia là dùng pháp luật để quản lí đất nước, chú trọng đến các biện pháp làm cho nước giàu, binh mạnh.

- Mặc gia

  • Người sáng lập: Mặc Tử, sống vào thời Chiến quốc.
  • Đề xướng thuyết Kiêm ái (thương yêu tất cả mọi người), phản đối chiến tranh xâm lược. Ông chủ trương người làm quan phải là người có tài đức, không kể dòng dõi và nguồn gốc xuất thân.
  • Tác phẩm tiêu biểu của phái Mặc gia là sách Mặc Tử .

- Đạo gia và Đạo giáo

  • Người khởi xướng tư tưởng Đạo gia là Lão Tử.
  • Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đạo đức kinh .
  • Thời Chiến quốc, Trang Tử kế thừa và phát triển thêm các yếu tố duy vật và biện chứng trong tư tưởng triết t và hiện chứng học của Đạo gia.
  • Thời Đông Hán, trên cơ sở các hình thức tín ngưỡng dân gian kết hợp với học thuyết của Đạo gia, Đạo giáo hình thành.
  • Thời Nam - Bắc triều, Đường và Tống, Đạo giáo phát triển, thờ cúng Lão Tử và các vị thần tiên khác với mục đích tu luyện để trở nên trường sinh bất tử.

III. Ý nghĩa của văn minh Trung Hoa

- Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.

- Thể hiện sinh động quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc qua hàng nghìn năm lịch sử.

- Những thành tựu đó trải rộng trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, triết học, chữ viết, văn học, sử học, y học, khoa học, kĩ thuật,... đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.

  • 88 lượt xem
Sắp xếp theo