- Đông Nam Á là khu vực có diện tích khoảng 4,5 triệu km, nằm ở phía đông nam châu Á. Đây là một khu vực rộng lớn và vị trí địa lí địa chính trị quan trọng.
- Ngày nay gồm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo.
- Đông Nam Á là giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, giao lưu quan hệ giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu kinh tế quốc tế.
- Địa hình Đông Nam Á gồm hai bộ phận:
- Khí hậu:
⇒ thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp với các loại cây trồng như lúa nước, cây ăn quả... Chính bởi vậy mà Đông Nam Á được mệnh danh là “cái nôi” của nền văn minh lúa nước và là xứ sở của nhiều loại cây gia vị, hương liệu nổi bật khác.
- Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đặc trưng về vị trí địa lý nên ở Đông Nam Á có nhiều quốc gia có nền kinh tế vô cùng phát triển
- Cư dân:
- Tộc người:
- Xã hội Đông Nam Á thời cổ mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ.
- Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.
- Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc (cả ở cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế xã hội).
- Văn hoá Trung Quốc được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo với những mức độ khác nhau.
- Từ khoảng thế kỉ III TCN - thế kỉ II TCN, Trung Quốc thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trướng xuống Đông Nam Á, tạo ra sự tiếp xúc văn hóa cưỡng bức và sau đó là giao thoa văn hóa.
- Nho giáo, Đạo giáo được du nhập, trở thành một bộ phận trong tư tưởng, văn hoá của cư dân Đông Nam Á.
- Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á cũng góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này.
- Văn hoá Ấn Độ theo chân các thương gia và tu sĩ được truyền đến Đông Nam Á.
- Tôn giáo, chữ viết, nghệ thuật và các thành tựu khác của văn hóa Ấn Độ được tiếp nhận ở nhiều quốc gia Đông Nam Á thời cổ.
- Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ thúc đẩy quá trình phân hoá xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc hình thành bản sắc văn hóa Đông Nam Á.
- Chữ viết của Ấn Độ được một số quốc gia cố ở Đông Nam Á lấy làm cơ sở để sáng tạo chữ viết riêng.
- Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
- Tuy nhiên, dù tiếp nhận văn hoá Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á vẫn giữ được những nét văn hóa riêng, độc đáo của mình.