Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất - Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ

Chính sách của Pháp:

- Pháp thiết lập bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống.

- Biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Campuchia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ

Triều đình Huế:

- Bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu

- Mở trường đào tạo tay sai và báo chí tuyên truyền cho kế hoạch xâm lăng của Pháp.

- Chính sách đối nội, đối ngoại của triều đình Huế lỗi thời:

  • Vơ vét tiền của để phục vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí.
  • Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.
  • Bế quan tỏa cảng (đóng cửa).

- Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị

⇒ Khởi nghĩa nông dân nổ ra và bị đàn áp dữ dội.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873

Nguyên nhân:

- Bắc Kỳ đông dân, nhiều khoáng sản.

- Có sông Hồng nối liền với Hoa Nam (Trung Quốc)

Kế hoạch đánh Bắc Kỳ của thực dân Pháp:

- Cho gián điệp thăm dò.

- Lợi dụng nhà Nguyễn nhờ đem quân ra Hạ Long để dẹp “hải phỉ”.

Diễn biến:

- Năm 1872, Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

  • Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-ê đem quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
  • Ngày 20-11-1873 Pháp đánh thành Hà Nội.
  • Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại, bị thương nhịn ăn mà chết.
  • Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà
  • Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định

⇒ Quân Triều đình đông vẫn thua do: đường lối chính trị quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ 1873-1874

- Viên Chưởng Cơ đánh địch quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà. Nhân dân ta kháng cự quyết liệt

- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định.

Chiến thắng Cầu Giấy lần I: ( 21-12-1873):

- Thấy lực lượng địch ở Cầu Giấy yếu, quân ta khép chặt vòng vây.

- Ngày 21-12-1873, Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm phục kích. Gac-ni-ê tử trận.

- Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 15-3- 1874:

  • Triều đình Huế thừa nhận cho Pháp chiếm cả 6 tỉnh Nam Kỳ.
  • Chịu lệ thuộc ngoại giao và thương mại.

Nhận xét: mất chủ quyền ở Nam Kỳ, lệ thuộc về ngoại giao và thương mại, xuất phát ý thức bảo vệ quyền lợi và dòng họ.

II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882-1884

1. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thư hai 1882

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874, Ngày 3-4-1882, Ri-vi-e cho quân đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàn Diệu nộp thành không điều kiện.

- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công, quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự buổi sáng, đến trưa thành mất, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn để không rơi vào tay địch.

- Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

2. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng Pháp:

a. Ở Hà Nội:

- Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo bức tường lửa chặn giặc.

- 19-5-1883 chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bỏ mạng, quân Pháp hoang mang dao động.

b. Pháp đánh Thuận An:

- Cuối tháng 7-1883 vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình lục đục.

- Pháp thêm viện binh nên chúng đánh Thuận An.

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ

- 18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An.

- 20-8-1883 chúng lên Thuận An, triều đình Huế đình chiến, ký hai Hiệp ước là Hác-Măng và Pa-tơ-nốt.

Nội dung Hiệp ước Hác-măng năm 1883:

  • Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ và sát nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.
  • Thanh - Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kỳ.
  • Triều đình Huế cai quản vùng Trung Kỳ, nhưng mọi việc thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế.
  • Công sứ Pháp ở Bắc Kỳ kiểm soát công việc của triều đình và nắm quyền trị an, nội trị.
  • Mọi việc giao thiệp với nước ngoài, kể cả Trung Quốc đều do Pháp nắm.
  • Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.

⇒ Nhân dân và quan lại phản kháng mạnh, từ cuối 1883 đến 1885 Pháp chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang …

- Pháp bắt triều Huế ký Hiệp ước Pa- tơ- nốt (6-6-1884), nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa lại ranh giới Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

  • 41.839 lượt xem
Sắp xếp theo