Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

I. Cuộc phản công của phái kháng chiến tại kinh đô Huế – Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885

a. Nguyên nhân:

- Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Biết âm mưu của phe chủ chiến, thực dân Pháp tìm mọi cách để tịêu diệt khi có điều kiện.

b. Diễn biến:

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 26
Lược đồ kinh thành Huế 1885

- Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư Bộ binh) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành. Trên đường đi chúng giết người cướp của dã man.

2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng

a. Phong trào Cần Vương:

- Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây 13-7-1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

⇒ Phong trào chống xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX.

b. Diễn biến:

- 1885 -1888: Phong trào  bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ.

- Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quan Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (Châu Phi).

1888 - 1896: Những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn tập trung ở các tỉnh Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ như Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 26
Cuộc rút khỏi kinh thành Huế của phe chủ chiến

II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê

1. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 26
Công sự phòng thủ Ba Đình

- Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

- Lực lượng: người Kinh, người Mường, người Thái.

Diễn biến chính:

- 12-1886 đến 1-1887 Pháp tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân cầm cự suốt 34 ngày đêm. Cuối cùng, khởi nghĩa thất bại nên rút lên Mã Cao.

Mặt mạnh:

- Án ngữ con đường số 1,có thể tiếp tế lương thực, vũ khí bằng thuyền.

- Căn cứ Ba Đình là một cứ điểm phòng thủ kiên cố nổi lên 1 vùng nước mênh mông lầy lội.

Điểm yếu: dễ bị cô lập, Pháp tập trung lực lượng tấn công, nghĩa quân rút lui khó khăn.

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 26
Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy

- Lãnh đạo:

  • Từ 1883 do Đinh Gia Quế lãnh đạo
  • 1885 do Nguyễn Thiện Thuật

- Lực lượng: nông dân

Diễn biến chính:

- 1885-1889 thực dân Pháp phối hợp với lực lượng của tay tay sai Hoàng Cao Khải mở cuộc tấn công quy mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân.

- Lực lượng nghĩa quân suy giảm.

- 1889 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc.

Điểm giống và khác nhau giữa Ba Đình và Bãi Sậy:

 

Giống nhau

Nội dung

Bãi Sậy

Ba Đình

Kẻ thù

Thực dân Pháp

Lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu yêu nước chống Pháp

Lực lượng tham gia khởi nghĩa

Nông dân

Tinh thần

Chống Pháp quyết liệt

Khác nhau

Căn cứ

Bãi Sậy chỉ bố trí ngầm dưới mặt đất nhiều cạm bẫy nên nghiêng về lối đánh du kích linh hoạt, thời gian tồn tại lâu hơn – 5 năm

Ba Đình có thành lũy, là công sự kiên cố trên mặt đất thiên về phòng thủ bị động.

 

Ý nghĩa:

Thể hiện truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta, thà chết chứ không chịu làm nô lệ.

Nguyên nhân thất bại:

- Thiếu một đường lối kháng chiến đúng đắn.

- Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước nên phong trào đấu tranh vũ trang lần lượt bị thất bại.

- Lực lượng của Pháp rất mạnh,nên tập trung quân đàn áp dã man.

3. Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895:

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 26
Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê

- Lãnh đạo: Do Phan Đình Phùng và Cao Thắng

- Căn cứ chính ở Ngàn Trươi, Vụ Quang (Hương Khê - Hà Tĩnh)

  • Hoạt động rộng ở 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Diễn biến:

- 1885-1888: tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí với lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- 1888-1895:chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.

- Pháp càn quét, bao vây Ngàn Trươi, Phan Đình Phùng hi sinh 28-12-1895, nghĩa quân hoạt động thêm một thời gian rồi tan rã.

⇒ Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895: là cuộc khởi nghĩa có bước phát triển cao nhất:

  • Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người trung quân ái quốc.
  • Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ.
  • Quy mô rông lớn, lối đánh linh hoạt.
  • Thời gian tồn tại lâu nhất.
  • Được đông đảo nhân dân ủng hộ.

III. Ý nghĩa của phong trào Cần Vương:

1. Ý nghĩa:

- Phong trào Cần Vương là phong trào lớn mạnh, thể hiện truyền thống và khí phách anh hùng của dân tộc ta.

- Tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX.

- Hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào chống chủ nghĩa đế quốc.

2. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:

- Hạn chế của ý thức hệ phong kiến (khẩu hiệu Cần Vương), chỉ đáp ứng phần nhỏ yêu cầu của dân tộc, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

- Hạn chế của người lãnh đạo, chiến đấu mạo hiểm, phiên lưu, chưa tính toán kết quả, chiến lược, chiến thuật sai lầm, thiếu liên hệ, khi thất bại dễ sinh ra bi quan chán nản.

Bảng niên biểu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

 

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Lãnh đạo

Hoạt động nổi bật

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Khởi nghĩa Ba Đình

1886- 1887

Phạm Bành

Đinh Công Tráng

Xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hoá) kiên cố, cấu trúc độc đáo

Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 -1887

Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.

Để lại nhiều bài học kinh nghiệm tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885- 1892

Nguyễn Thiện Thuật

Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương),

Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

Khởi nghĩa Hương Khê

1885- 1896

Phan Đình Phùng

Cao Thắng

1885 – 1888: chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,…

Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động tác chiến

  • 40.243 lượt xem
Sắp xếp theo