- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kỳ gặp khó khăn
- Pháp cướp đất làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông...
- Để bảo vệ cuộc sống, khi Pháp thi hành chính sách bình định, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.
- Kết hợp với truyền thống yêu nước vốn có.
Giai đoạn I: 1884- 1892:
- Do Đề Nắm chỉ huy, nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.
- Tháng 4- 1892 do Đề Thám chỉ huy.
Giai đoạn II: 1893-1908:
- Do Đề Thám chỉ huy, vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.
- Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12-1897), Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu.
- Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Giai đoạn III: 1909-1913
- Phát hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.
- Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế.
- Lực lượng nghĩa quân hao mòn.
- Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.
Những khác biệt |
Khởi nghĩa Yên Thế |
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương: Ba Đình , Bãi Sậy, Hương Khê |
Thời gian tồn tại |
Gần 30 năm từ 1884-1913 |
Lâu nhất là Hương Khê từ 1885-1895 |
Thành phần lãnh đạo |
Do thủ lĩnh địa phương lãnh đạo như Đề Nắm, Đề Thám – họ là những nông dân. |
Do văn thân sĩ phu phát động, chịu ảnh hưởng phong kiến. |
Mục tiêu đấu tranh |
Mong cuộc sống bình yên. |
Vì vua, giành lại chủ quyền đất nước. |
Nguyên nhân:
- Do Pháp lúc này còn mạnh, có sự cấu kết với thế lực phong kiến
- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức còn nhiều hạn chế.
Ý nghĩa
- Là trang sử vẻ vang của dân tộc.
- Chứng minh khả năng hùng hậu của nông dân trong lịch sử chống Pháp xâm lược.
- Tại Nam Kỳ: người Thượng, Khơ-me, X- tiêng, cùng người Kinh sát cánh đánh Pháp.
- Tại miền Trung do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo.
- Tại Tây Nguyên: các tù trưởng kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu.
- Vùng Tây Bắc dân tộc Thái, Mường, Mông tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp chống Pháp.
- Tại Sơn La, Yên Bái do Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành cầm đầu phục kích quân Pháp ở nhiều nơi.
- Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà Quốc Thượng lãnh đạo nổi dậy chống Pháp.
- Tại vùng Đông Bắc bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu là đội quân của Lưu Kỳ.
- Phong trào chống Pháp ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ, diễn ra bề bỉ và lâu dài.
- Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, Dao, Hoa, Khơ-me và các dân tộc Tây Nguyên.
- Hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng
- Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
- Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi :
- Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.
- Bị Pháp và phong kiến đàn áp.
- Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
- Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.
- Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.