Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1918-1929

1. Kinh tế

- Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai thế giới, không mất mát gì trong chiến tranh.

- Phát triển trong vài năm đầu (1914-1919), công nghiệp tăng 5 lần, nông nghiệp không có gì thay đổi.

- Nền nông nghiệp không có gì thay đổi, giá gạo tăng, đời sống nhân khó khăn. Tàn dư của phong kiến tồn tại nặng nề ở nông thôn.

- Năm 1927 khủng hoảng tài chánh chấm dứt nền kinh tế phục hồi ngắn ngủi.

Thủ đô Tô-ki-ô sau trận động đất tháng 9-1923
Thủ đô Tô-ki-ô sau trận động đất tháng 9-1923

2. Xã hội

- Giá sinh hoạt đắt đỏ, đời sống khó khăn, các cuộc đấu tranh bùng nổ.

- 1928 vụ “bạo động lúa gạo” và phong trào đấu tranh của công nhân cũng diễn ra sôi nổi

- Đảng Cộng sản Nhật ra đời 7-1922 để lãnh đạo phong trào công nhân.

II. Nhật Bản trong những năm 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

- Nền kinh tế Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933: công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%, 3 triệu người thất nghiệp;

- Cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân diễn ra  quyết liệt

Biện pháp: 

- Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường:

  • Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa.
  • Và gây chiến tranh xâm lược, khởi đầu chiếm Trung Quốc, Châu Á và toàn thế giới.
  • Hình thành lò lửa chiến tranh ở Thái Bình Dương.
  • Thập niên 1930 thiết lập bộ máy phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ

- Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi

- Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan.

- Năm 1930 có 40 cuộc đấu tranh phản chiến.

2. Kết quả

- Cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật.

  • 11.854 lượt xem
Sắp xếp theo