Luyện tập Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy

    Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

    Hướng dẫn:

    Cũng như Trái Đất, Mặt Trăng không phát sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

  • Câu 2: Nhận biết
    Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất

    Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất.

    “ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.

    Hướng dẫn:

    Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ các góc khác nhau.

  • Câu 3: Vận dụng
    Thứ tự các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

    Thứ tự các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng là:

    Hướng dẫn:

    Một nửa Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng do Mặt Trăng có dạng hình cầu và phần được chiếu sáng đó phản chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Nên ở những vị trí khác nhau (hay các ngày khác nhau) trên Trái Đất ta sẽ quan sát được các hình dạng Mặt Trăng khác nhau.

    Thứ tự các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng:

    Trăng tròn → Trăng khuyết → Trăng bán nguyệt → Trăng lưỡi liềm.

  • Câu 4: Nhận biết
    Thời điểm nhìn thấy Mặt Trăng

    Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào?

    Hướng dẫn:

    Ta thường thấy Mặt Trăng vào ban đêm.

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Xác định đường kính của Mặt Trăng

    Bạn Minh đã làm thí nghiệm như sau để đo đường kính của Mặt Trăng: Bạn chuẩn bị một tấm bìa đường kính 2 cm, đặt tấm bìa trước mặt sao cho tấm bìa hình tròn vừa phủ kín Mặt Trăng (hình dưới). Đo khoảng cách từ vị trí đặt mắt đến tấm bìa, bạn Minh thu được khoảng cách là 220 cm. Em hãy giúp bạn Minh xác định đường kính của Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384 400 km. Coi tỉ số giữa đường kính tấm bìa và đường kính Mặt Trăng bằng tỉ số giữa khoảng cách đặt mắt đến tấm bìa và khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất.

    Đường kính của Mặt trăng khoảng

    Hướng dẫn:

    Gọi d là đường kính của tấm bìa, d = 2 cm.

    Gọi D (km) là đường kính của Mặt Trăng.


    Gọi a là khoảng cách từ mắt đến tấm bìa, a = 220 cm.

    Gọi b là khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất, b = 384 400 km.

    Theo đề bài ta có:

    \frac{\mathrm d}{\mathrm D}=\frac{\mathrm a}{\mathrm b}\Rightarrow\mathrm D\;=\;\frac{\mathrm d.\mathrm b}{\mathrm a}=\frac{2384400}{220}\approx3495\;\mathrm{km}

    Vậy đường kính của Mặt Trăng khoảng 3 495 km.

  • Câu 6: Vận dụng
    Chúng ta nhìn thấy trăng tròn

    Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào?

    Hướng dẫn:

    - Khi một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất sẽ nhìn thấy Trăng bán nguyệt.

    - Khi toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất sẽ nhìn thấy Trăng tròn.

    - Mặt Trăng có hình khối cầu nên Mặt Trời không thế chiếu sáng toàn bộ Mặt Trăng.

    - Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực.

  • Câu 7: Nhận biết
    Số tuần giữa ngày trang tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo

    Có mấy tuần giữa ngày trăng tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo?

    Hướng dẫn:

    Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng

    Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì

    Hướng dẫn:

    Những đêm không trăng: Khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất ⇒ ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất ⇒ chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng.

  • Câu 9: Nhận biết
    Thời gian gần đúng của Tuần trăng

    Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày này sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng?

    Hướng dẫn:

    Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Thời gian gần đúng của Tuần trăng là 29 ngày.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới

    Thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới là

    Hướng dẫn:

    Thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới là Mặt Trăng.

  • Câu 11: Nhận biết
    Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng

    Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?

    Hướng dẫn:

    Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết khoảng 1 tháng.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng

    Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

    Hướng dẫn:

    Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo