Luyện tập Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Hai lực là lực không tiếp xúc

    Hai lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

    Hướng dẫn:

    - Lực hút của Trái Đất làm một vật rơi xuống và lực do nam châm hút một vật bằng sắt.

    → Hai lực không tiếp xúc vì Trái Đất không tiếp xúc với vật rơi, nam châm không tiếp xúc với vật bằng sắt.

    - Lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó và lực do tay người làm biến dạng quả bóng.

    → Hai lực tiếp xúc vì cả hai đều xảy ra va chạm.

    - Lực hút của Trái Đất làm một vật rơi xuống và lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó.

    → Một lực không tiếp xúc, một lực tiếp xúc vì Trái Đất không tiếp xúc với vật rơi nên là lực không tiếp xúc, nhưng mặt sàn lại tiếp xúc với vật trượt trên nó nên là lực tiếp xúc.

    - Lực do tay người làm biến dạng quả bóng và lực do nam châm hút một vật bằng sắt.

    → Một lực tiếp xúc, một lực không tiếp xúc vì lực do tay người tác dụng lên quả bóng tại điểm tiếp xúc là lực tiếp xúc, còn lực không tiếp xúc là lực do nam châm gây ra không tiếp xúc lên vật bằng sắt.

  • Câu 2: Vận dụng
    Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải

    Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:

    Hướng dẫn:

    Thước sau khi cọ xát sẽ hút các mẩu giấy, lực này là không tiếp xúc.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Hoạt động xuất hiện lực không tiếp xúc

    Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

    Hướng dẫn:

    Bạn An đang xé dán môn thủ công – lực tiếp xúc.

    Trái táo rơi xuống đất – lực không tiếp xúc.

    Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi – lực tiếp xúc.

    Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho – lực tiếp xúc.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định lực không tiếp xúc

    Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

    Hướng dẫn:

    - Lực đẩy của tay người lên cánh cửa sổ khi mở cửa – lực tiếp xúc vì tay của người đã tiếp xúc lên cánh cửa.

    - Lực của chân người tác dụng lên bậc thang khi đi bộ – lực tiếp xúc vì chân của người đã tiếp xúc lên bậc thang.

    - Lực hút của Trái Đất tác dụng lên máy bay – lực không tiếp xúc vì Trái Đất gây ra lực không có sự tiếp xúc nào với máy bay.

    - Lực của gió tác dụng lên cánh diều – lực tiếp xúc vì gió (khối không khí) đã tiếp xúc với cánh diều.

  • Câu 5: Nhận biết
    Vật có tính chất đàn hồi

    Vật nào sau đây có tính chất đàn hồi?

    Hướng dẫn:

    Trong số vật các trên thì chỉ có quả bóng cao su là có thể trở lại trạng thái ban đầu khi bị biến dạng → vật có tính chất đàn hồi.

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm

    Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau.

    Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

    Hướng dẫn:

    Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • Câu 7: Nhận biết
    Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo thay đổi

    Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo thay đổi ra sao?

    Hướng dẫn:

    Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu. 

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định lực đàn hồi

    Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

    Hướng dẫn:

    Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

    → Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động không phải là lực đàn hồi.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Trường hợp liên quan đến lực tiếp xúc

    Trường hợp nào liên quan đến lực tiếp xúc?

    Hướng dẫn:

    - Hành tinh chuyển động xung quanh ngôi sao nhờ lực hấp dẫn → không phải là lực tiếp xúc.

    - Người rơi do tác dụng của lực hút Trái Đất → không phải là lực tiếp xúc.

    - Thủ môn bắt được bóng nhờ lực ma sát → là lực tiếp xúc.

    - Quả táo rơi do chịu tác dụng của trọng lực → không phải là lực tiếp xúc.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc

    Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là:

    (1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.

    (2) Thả quyển sách rơi từ trên cao.

    (3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.

    (4) Nam châm để gần thanh sắt.

    (5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.

    Hướng dẫn:

    (1) – lực tiếp xúc.

    (2) – lực không tiếp xúc.

    (3) – lực tiếp xúc.

    (4) – lực không tiếp xúc.

    (5) – lực tiếp xúc.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định lực tiếp xúc

    Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

    Hướng dẫn:

    - Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây – lực không tiếp xúc vì Trái Đất không tiếp xúc với quả táo trên cây.

    - Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe – lực tiếp xúc vì chân của người đã tiếp xúc lên đĩa cân.

    - Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên gần nhau – lực không tiếp xúc vì hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau.

    - Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất – lực không tiếp xúc vì Mặt Trời và Trái Đất không tiếp xúc với nhau.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định lực xuất hiện giữa hai nam châm

    Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

    Hướng dẫn:

    Hai cực cùng tên của hai nam châm đặt gần nhau ⇒ xuất hiện lực đẩy và lực này không có sự tiếp xúc nên là lực không tiếp xúc.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo