Luyện tập Lực và tác dụng của lực CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng.

    Hướng dẫn:

    Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động: nhanh dần, chậm dần, dừng lại, thay đổi hướng chuyển động, làm vật bị biến dạng, … .

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính số phát biểu sai

    Tính số phát biểu sai trong các phát biểu sau:

    1. Đơn vị đo lực là niutơn.

    2. Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng mũi tên hướng thẳng đứng lên trên.

    3. Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động trên sàn nhà.

    4. Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.

    Hướng dẫn:

    1. Đúng.

    2. Sai vì lực theo phương ngang phải được vẽ bằng hình mũi tên theo phương nằm ngang, chiều có thể sang trái hoặc sang phải.

    3. Đúng vì trọng lượng của cuốn sách nhỏ hơn trọng lượng của cái bàn nên áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bị ép (mặt bàn) nhỏ hơn áp lực của cái bàn tác dụng lên mặt bị ép (sàn nhà).

    4. Đúng.

  • Câu 3: Nhận biết
    Dụng cụ dùng để đo lực

    Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực?

    Hướng dẫn:

     Lực được đo bằng lực kế.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Thứ tự các bước thực hiện đo một lực bằng lực kế lò xo

    Các bước đo một lực bằng lực kế lò xo:

    1. Điều chỉnh cho cái chỉ vạch của lực kế chỉ đúng vạch số 0.

    2. Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế.

    3. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

    4. Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.

    5. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với cái chỉ vạch.

    Thứ tự thực hiện đúng các bước là:

    Hướng dẫn:

    Thứ tự các bước thực hiện đo một lực bằng lực kế lò xo là:

    Bước 1: Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.

    Bước 2: Điều chỉnh cho cái chỉ vạch của lực kế chỉ đúng vạch số 0.

    Bước 3: Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế.

    Bước 4: Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

    Bước 5: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với cái chỉ vạch.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Những trường hợp chuyển động được xem như không biến đổi

    Những trường hợp chuyển động nào sau đây được xem như không biến đổi?

    Hướng dẫn:

    - Xe ô tô bắt đầu chuyển động → có biến đổi chuyển động vì ôtô bắt đầu chuyển động.

    - Phi thuyền bắt đầu rời bệ phóng → có biến đổi chuyển động vì phi thuyền bắt đầu rời bệ phóng.

    - Xe ô tô đang chuyển động đều (chạy với tốc độ không đổi) trên xa lộ → đều không có biến đổi chuyển động vì vận tốc của xe không đổi mà vận tốc lại đặc trưng cho sự chuyển động.

    - Xe đang xuống một con dốc → có biến đổi chuyển động vì xe đang xuống dốc thì chuyển động của xe sẽ nhanh lên.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Trường hợp vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực

    Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

    Hướng dẫn:

    Cành cây đu đưa khi có gió thổi có sự biến đổi vận tốc, không có sự biến dạng.

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định trường hợp

    Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó?

    Hướng dẫn:

    - Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc.

    - Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại ⇒ có sự biến dạng và đổi hướng chuyển động.

    - Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động ⇒ có sự đổi hướng chuyển động.

    - Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên ⇒ có sự đổi hướng chuyển động.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Lực kéo của cánh tay

    Khi giương cung, lực kéo của cánh tay làm

    Hướng dẫn:

    Khi giương cung, lực kéo của cánh tay làm cánh cung bị biến dạng.

    Lực của cánh tay không tác dụng lực đến mũi tên, lực để mũi tên chuyển động là lực của cánh cung → mũi tên bị biến dạng và biến đổi chuyển động là sai.

  • Câu 9: Vận dụng
    Lực đã trực tiếp làm cho xe dừng lại

    Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh. Lực nào đã trực tiếp làm cho xe dừng lại?

    Hướng dẫn:

    Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh → đây không phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại. Tay ta chỉ làm cho tay phanh bị biến đổi chuyển động và phanh bị biến dạng. Xe dừng lại là do má phanh tác dụng vào vành xe một lực.

  • Câu 10: Nhận biết
    Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh

    Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh: “ Tác dụng … hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.”

    Hướng dẫn:

    Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định chuyển động đã bị biến đỏi

    Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?

    Hướng dẫn:

    Xe đạp chuyển động chậm dần và dừng lại → có sự thay đổi tốc độ của vật → chuyển động bị biến đổi.

    Máy bay bay với quỹ đạo thẳng và tốc độ không đổi → không thay đổi về hướng và độ lớn vận tốc.

    Xe máy chạy với tốc độ không đổi → chuyển động không bị biến đổi.

    Quả bóng không chuyển động → chuyển động không bị biến đổi.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Khi một quả bóng đập xuống sân bóng

    Khi một quả bóng đập xuống sân bóng thì sân tác dụng lực lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

    Hướng dẫn:

    Khi một quả bóng đập xuống sân bóng thì sân tác dụng lực lên quả bóng sẽ làm cho quả bóng bị móp lại và nảy lên.

    Như vậy, sân tác dụng lực lên quả bóng vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm thay đổi chuyển động của nó.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo