Luyện tập Tách chất ra khỏi hỗn hợp CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phương pháp tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối

    Để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối, ta dùng phương pháp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối, ta dùng phương pháp cô cạn (chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao).

  • Câu 2: Nhận biết
    Phương pháp tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau

    Để tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp nên dùng phương pháp nào?

    Hướng dẫn:

    Để tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp nên dùng phương pháp chiết.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Các dụng cụ tách dầu ăn ra khỏi nước

    Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

    Hướng dẫn:

    Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ: phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tách lưu huỳnh (sulfur) ra khổi hỗn hợp

    Tách lưu huỳnh (sulfur) ra khổi hỗn hợp gồm nước và lưu huỳnh bằng phương pháp nào?

    Hướng dẫn:

    Lưu huỳnh không tan trong nước nên dùng phương pháp lọc để tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp lưu huỳnh với nước.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Phương pháp tách dầu hỏa ra khỏi nước

    Dầu hỏa là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Để tách dầu hỏa ra khỏi nước người ta dùng phương pháp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để tách dầu hỏa ra khỏi nước người ta dùng phương pháp chiết.

  • Câu 6: Nhận biết
    Tách sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát

    Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát bằng phương pháp nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Để tách sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát ta dùng nam châm, sắt bị thanh nam châm hút còn cát không bị thanh nam châm hút.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tìm nhận định không đúng

    Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sôi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Tác dụng của lớp sỏi: Sỏi lọc nước hay còn gọi là sỏi đỡ hay sỏi thạch anh là vật liệu lọc nước rất phổ biến hiện nay, có tác dụng lọc và ngăn chặn các thành phần lơ lửng có kích thước nhỏ không kết tủa tự nhiên được trong nguồn nước.

    ⇒ Nhận định không đúng là lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

  • Câu 8: Nhận biết
    Phương pháp lọc

    Phương pháp lọc dùng để

    Hướng dẫn:

    Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

  • Câu 9: Nhận biết
    Phương pháp ứng dụng để ngâm rượu thuốc

    Rượu thuốc là một bài thuốc trong y học cổ truyền. Hãy cho biết cách ngâm rượu thuốc đã áp dụng phương pháp tách nào?

    Hướng dẫn:

     Cách ngâm rượu thuốc đã áp dụng phương pháp chiết.

  • Câu 10: Nhận biết
    Cơ sở của các phương pháp tách chất

    Người ta tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên

    Hướng dẫn:

    Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất mà người ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chọn phương pháp phù hợp để tách calcium carbonat

    Chọn phương pháp phù hợp để tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước?

    Hướng dẫn:

    Calcium carbonate là chất rắn không tan trong nước nên dùng phương pháp lọc để tách riêng được calcium carbonate.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Bộ dụng cụ dùng để tách hỗn hợp chất

    Cho hình ảnh về dụng cụ sau:

    Dụng cụ này có thể được sử dụng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Dụng cụ này là phễu chiết, được dùng để tách riêng các chất trong hỗn hợp dầu ăn và nước.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo