Luyện tập Lực ma sát CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn câu đúng khi nói về lực ma sát

    Câu nàu sau đây đúng khi nói về lực ma sát?

    Hướng dẫn:

    - Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật → sai, vì lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động.

    - Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy → sai, khi vật chuyển nhanh dần lên, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

    - Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy → sai, Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

    - Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia → đúng.

  • Câu 2: Nhận biết
    Sử dụng phanh xe để xe dừng lại

    Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để

    Hướng dẫn:

    Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Trường hợp không phải lực ma sát trượt

    Trường hợp nào không phải là ma sát trượt?

    Hướng dẫn:

    Ma sát giữa đế dép và mặt sàn → ma sát trượt.

    Khi phanh xe đạp, ma sát giữa 2 phanh và vành xe → ma sát trượt.

    Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt sàn → ma sát lăn.

    Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục → ma sát trượt.

  • Câu 4: Nhận biết
    Xác định lực không phải là lực ma sát

    Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

    Hướng dẫn:

    Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn – lực đàn hồi.

    Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường – lực ma sát lăn.

    Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường – lực ma sát trượt.

    Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau – lực ma sát trượt.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay

    Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay?

    Hướng dẫn:

    - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

    - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

    - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

    ⇒ Lực giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ.

  • Câu 6: Vận dụng
    Trên lốp ô tô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh

    Tại sao trên lốp ô tô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

    Hướng dẫn:

    Trên lốp ô tô, xe máy và xe đạp người ta phải xẻ rãnh để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính số hiện tượng ma sát có lợi

    Cho các hiện tượng sau:

    (1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

    (2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy.

    (3) Giày đi mãi đế bị mòn gót.

    (4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò).

    Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:

    Hướng dẫn:

    (1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa chân và sàn rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này có ích.

    (2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy khi đó lực ma sát giữa lốp và mặt đường quá nhỏ nên bánh xa bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát trong hiện tượng này có ích.

    (3) Giày đi mãi đế bị mòn gót vì ma sát giữa giày và đường lớn nên làm đế giày bị mòn. Ma sát trong hiện tượng này có hại.

    (4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò) để tăng ma sát giữa dây cung với dây đàn nhị, nhờ vậy nhị kêu to hơn. Ma sát trong hiện tượng này có ích.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Trường hợp xuất hiện lực ma sát nghỉ

    Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

    Hướng dẫn:

    Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc xuất hiện lực ma sát nghỉ.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Trường hợp xuất hiện lực ma sát lăn

    Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?

    Hướng dẫn:

    Khi bánh xe lăn trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát lăn.

  • Câu 10: Nhận biết
    Xác định trường hợp ma sát là có ích

    Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

    Hướng dẫn:

    Ma sát làm mòn lốp xe → ma sát có hại.

    Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy → ma sát có lợi vì giúp thúc đẩy chuyển động.

    Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe → ma sát có hại vì làm mòn trục và bánh xe.

    Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn → ma sát có hại vì làm cản trở chuyển động của vật.

  • Câu 11: Nhận biết
    Cách làm giảm được lực ma sát

    Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

    Hướng dẫn:

    Cách làm giảm lực ma sát là tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

  • Câu 12: Vận dụng
    Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật

    Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2 N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có

    Hướng dẫn:

    Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2 N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ bằng 2 N.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo