Luyện tập Đo chiều dài, khối lượng và thời gian CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước

    Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    - Giới hạn đo (số lớn nhất trên thước đo) là 10 cm.

    - Độ chia nhỏ nhất (độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp) là 1 mm.

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tính thời gian

    Một học sinh bắt đầu ra khỏi nhà lúc 6 giờ 10 phút sáng và đến trường vào lúc 7 giờ 15 phút sáng. Thời gian kể từ khi học sinh bắt đầu đi đến lúc tới trường là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    6 giờ 10 phút = 6.60 + 10 = 370 phút

    7 giờ 15 phút = 7.60 + 15 = 435 phút

    Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

    t = 435 − 370 = 65 phút = (60 + 5) phút = 1 giờ 5 phút.

  • Câu 3: Vận dụng
    Đổi khối lượng ra kilôgam

    Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

    350 g = …kg

    1,2 tạ = …kg

    Hướng dẫn:

    Ta có: 1 kg = 1000 g; 1 tạ = 100 kg

    350 g = \frac{350}{1000} = 0,35 kg

    1,2 tạ = 1,2.100 = 120 kg

  • Câu 4: Nhận biết
    Đơn vị dùng để đo thời gian

    Đơn vị nào sau đây dùng để đo thời gian?

    Hướng dẫn:

    Đơn vị dùng để đo thời gian là phút.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Các bước đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử

    Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử?

    (1) Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.

    (2) Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.

    (3) Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

    (4) Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.

    Hướng dẫn:

    Các bước để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử:

    - Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.

    - Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.

    - Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

    - Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.

  • Câu 6: Nhận biết
    Đơn vị không phải là đơn vị đo chiều dài

    Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài?

    Hướng dẫn:

    Đơn vị tấn (tonne) dùng để đo khối lượng.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Trước khi đo độ dài của một vật cần ước lượng độ dài cần đo

    Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để

    Hướng dẫn:

    Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

    Hướng dẫn:

    Ta có thể để một đầu của vật trùng với vạch số bất kì của thước, khi để một đầu của vật trùng với vạch số 0 nhằm mục đích số chỉ của thước ở đầu còn lại của vật chính là độ dài của vật mà ta không cần phải tính toán thêm nữa.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Thứ tự các bước đo độ dài một vật

    Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được độ dài của một vật?

    (1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vật, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.

    (2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

    (3) Đọc và ghi kết quả với vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

    (4) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

    Hướng dẫn:

    Thứ tự các bước thực hiện để đo được độ dài của một vật:

    - Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

    - Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vật, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.

    - Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

    - Đọc và ghi kết quả với vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng của 20 túi đường

    Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ban đầu mỗi túi có 1 kg đường ⇒ 20 túi có 20 kg đường.

    Cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa ⇒ Tổng khối lượng đường cho thêm là:

    2.20 = 40 lạng = 4 kg

    Vậy khối lượng của 20 túi đường sau khi cho thêm là:

    20 + 4 = 24 (kg)

  • Câu 11: Nhận biết
    Đơn vị dùng để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ

    Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị

    Hướng dẫn:

    Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng. Một năm ánh sáng xấp xỉ 9 461 tỉ kilômét.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định thành tích của một vận động viên chạy 200 m

    Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ bấm giây.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo