Luyện tập Đa dạng động vật không xương sống CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Hình thức dinh dưỡng của động vật ruột khoang

    Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là dị dưỡng: chúng thường ăn các loài động vật nhỏ và thực hiện bắt mồi bằng các tua miệng.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Các biện pháp sử dụng để phòng ngừa giun sán

    Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người?

    1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

    2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa.

    3. Mắc màn khi đi ngủ.

    4. Không ăn thịt lợn gạo.

    5. Rửa sạch rau trước khi chế biến.

    Hướng dẫn:

    Các biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người là: 1, 2, 4, 5.

    Mắc màn khi đi ngủ là biện pháp phòng tránh muỗi đốt.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Điểm khác nhau giữa mực và bạch tuộc

    Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Mực vẫn còn phần mai ở lưng còn bạch tuộc phần mai đã bị tiêu giảm hoàn toàn.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành chân khớp

    Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành chân khớp vì cả hai đều

    Hướng dẫn:

    Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành chân khớp vì cả hai đều có các đặc điểm của ngành chân khớp như bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.

  • Câu 5: Nhận biết
    Hình dạng của thủy tức

    Hình dạng của thuỷ tức là

    Hướng dẫn:

    Thủy tức có hình trụ dài, phần đầu gần lỗ miệng có các tua miệng.

  • Câu 6: Nhận biết
    Các đại diện thuộc ngành chân khớp

    Những đại diện nào dưới đây thuộc ngành Chân khớp?

    Hướng dẫn:

    Ong, ruồi, ve sầu, bọ ngựa thuộc ngành Chân khớp.

  • Câu 7: Vận dụng
    Khi mưa nhiều trên mặt đất lại có nhiều giun

    Vì sao mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất?

    Hướng dẫn:

    Khi trời mưa, đất ngập nước làm cho giun không thể hô hấp được, chúng sẽ phải chui lên mặt đất.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Điểm khác nhau giữa động vật và thực vật

    Động vật khác thực vật ở những điểm nào dưới đây?

    (1) Môi trường sống ở nước, trên mặt đất.

    (2) Tế bào không có thành cellulose.

    (3) Dinh dưỡng dị dưỡng.

    (4) Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

    (5) Đa số có khả năng di chuyển.

    Hướng dẫn:

    Động vật khác thực vật ở các điểm: (2), (3), (5).

    (1): Động vật và thực vật đều có thể sống dưới nước và trên cạn.

    (4) Động vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

  • Câu 9: Nhận biết
    Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành giun đốt

    Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành Giun đốt là

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành giun đốt là cơ thể thuôn dài và phân đốt.

  • Câu 10: Vận dụng
    Đảo ngầm san hô ngầm gây tổn hại cho con người

    Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?

    Hướng dẫn:

    Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con của san hô không tách ra mà dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. Ở tập đoàn san hô hình thành khung xương đá vôi cứng chắc. Do đó, các đảo ngầm san hô đặc biệt là các đảo ngầm nông thường gây cản trở giao thông đường thủy.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Đặc điểm cấu tạo của ngành thân mềm giúp hạn chế tổn thương

    Ngành Thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?

    Hướng dẫn:

    Ngành thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Do vậy chúng thường có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Đại diện thân mềm gây hại cho cây trồng

    Đại diện thân mềm nào dưới đây gây hại cho cây trồng?

    Hướng dẫn:

    Cây lúa giai đoạn mạ non là thức ăn ưa thích của ốc bươu vàng. Chúng cắn đứt gốc cây mạ hay lúa non rồi nhai thân hoặc lá non, làm trụi cả đám mạ.

    Ốc càng lớn tác hại càng mạnh: một con ốc kích thước bằng hạt ngô một ngày ăn hết 5 – 9 dảnh lúa; con ốc kích thước bằng quả bóng bàn một ngày có thể ăn 12 – 14 dảnh lúa.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo