Một túi kẹo có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng
Ta có trọng lượng gần bằng 10 lần khối lượng:
P = 10.m = 10.2 = 20 N
Một túi kẹo có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng
Ta có trọng lượng gần bằng 10 lần khối lượng:
P = 10.m = 10.2 = 20 N
Đơn vị của trọng lượng là gì?
Đơn vị của trọng lượng là niutơn(N).
Phát biểu nào sau đây là sai?
Trên Mặt Trăng cũng có lực hấp dẫn.
Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100 g thì lò xo có độ dài là 11 cm; nếu thay bằng quả cân 200 g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?
Cứ treo thêm 100 g thì độ dài thêm của lò xo là: 11,5 – 11 = 0,5 cm.
⇒ Chiều dài ban đầu của lò xo là: 11 – 0,5 = 10,5 cm.
Cứ treo 500 g = 5.100 g thì độ dài thêm của lò xo là: 5.0,5 = 2,5 cm.
Vậy nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài là: 10,5 + 2,5 = 13 cm.
Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là
Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách.
Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150 N. Khối lượng của vật đó là:
Số chỉ của lực kế khi treo vật là trọng lượng của vật ⇒ P = 150 N
Ta có: P = 10.m = 150 ⇒ m = 15 kg
Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, chỉ số của lực kế là 3 N. Điều này có nghĩa
Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, chỉ số của lực kế là 3 N. Điều này có nghĩa trọng lượng của vật bằng 3 N.
⇒ Khối lượng của vật là:
m = P : 10 = 0,3 kg = 300 g
Chọn câu không đúng.
Khối lượng của vật không thay đổi, trọng lượng phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật trên Trái Đất.
Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với
Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì lò xo dãn ra như hình vẽ ở hình vẽ dưới đây. Hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3.
Khi khối lượng của vật treo tăng lên thì độ giãn của lò xo cũng tăng.
⇒ Căn cứ độ giãn của lò xo ta thấy m2 làm lò xo giãn nhiều nhất, m3 làm giãn ít nhất nên ta có: m2 > m1 > m3.
Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?
Quả bưởi rụng trên cây xuống ⇒ quả bưởi chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.
Hai nam châm hút nhau ⇒ hai nam châm chịu tác dụng lực từ.
Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà ⇒ chiếc tủ chịu tác dụng của lực bên ngoài.
Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước ⇒ buồm chịu tác dụng lực của gió thổi.
Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì
Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.