Luyện tập Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành Cánh diều

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Dụng co đo khối lượng

    Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt kế – Dụng cụ đo nhiêt độ.

    Cân đồng hồ – Dụng cụ đo khối lượng.

    Đồng hồ bấm giây – Dụng cụ đo thời gian.

    Bình chia độ – Dụng cụ đo thể tích.

  • Câu 2: Nhận biết
    Dụng cụ đo thể tích

    Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

    Hướng dẫn:

    Ống nhỏ giọt – dùng để lấy chất lỏng.

    Nhiệt kế rượu – dụng cụ đo nhiệt độ.

    Chai lọ bất kì – dụng cụ đựng chất lỏng vì có những chai lọ không có vạch chia hoặc không ghi dung tích chứa được bao nhiêu chất lỏng thì không đo được thể tích chất lỏng.

    Bình chia độ – dụng cụ đo thể tích vì có vạch chia.

  • Câu 3: Nhận biết
    Việc làm không an toàn trong phòng thực hành

    Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?

    Hướng dẫn:

    Khi làm thí nghiệm phải có sự hướng dẫn của giáo viên, nếu không sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: bỏng hóa chất, hóa chất bắn vào người, chập điện,…

  • Câu 4: Nhận biết
    Việc không nên làm trong phòng thực hành

    Việc nào sau đây là việc không nên làm trong phòng thực hành?

    Hướng dẫn:

    Việc không được làm: Ăn, uống trong phòng thực hành

  • Câu 5: Thông hiểu
    Đảm bảo an toàn trong phòng thực hành

    Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây!

    Hướng dẫn:

    Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện theo cả 3 nguyên tắc:

    + Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

    + Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

    + Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Khi gặp sự cố mất an toàn

    Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:

    Hướng dẫn:

    Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành

  • Câu 7: Nhận biết
    Dụng cụ đo chiều dài

    Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài?

    Hướng dẫn:

    Để đo chiều dài người ta sử dụng thước cuộn

  • Câu 8: Nhận biết
    Dụng cụ đo thời gian

    Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

    Hướng dẫn:

    Để đo thời người ta sử dụng đồng hồ treo tường.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Quy định thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành

    Quy định nào sau đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?

    Hướng dẫn:

    Những việc cần làm trong phòng thực hành: Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm

  • Câu 10: Vận dụng
    Thứ tự thực hiện đúng các bước

    Các bước để đo thể tích một hòn đá:

    1. Buộc hòn đá vào một sợi dây.

    2. Cầm sợi dây, nhúng hòn đá ngập trong nước ở cốc đong, mực nước trong cốc dâng lên.

    3. Đặt cốc đong trên mặt phẳng, đổ một lượng nước bằng khoảng thể tích cốc, đọc và ghi lại thể tích nước.

    4. Đọc và ghi lại thể tích nước. Lấy thể tích này trừ đi thể tích nước ban đầu ta tính được thể tích hòn đá.

    Thứ tự thực hiện đúng các bước là:

    Hướng dẫn:

    Các bước để đo thể tích một hòn đá

    Đặt cốc đong trên mặt phẳng, đổ một lượng nước bằng khoảng \frac{1}{2} thể tích cốc, đọc và ghi lại thể tích nước.

    Buộc hòn đá vào một sợi dây.

    Cầm sợi dây, nhúng hòn đá ngập trong nước ở cốc đong, mực nước trong cốc dâng lên.

    Đọc và ghi lại thể tích nước. Lấy thể tích này trừ đi thể tích nước ban đầu ta tính được thể tích hòn đá.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Việc nên làm trong phòng thực hành

    Việc nào sau đây là việc nên làm trong phòng thực hành?

    Hướng dẫn:

    Việc làm nên làm trong phòng thực hành: Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa

  • Câu 12: Vận dụng
    Để lấy 3mL nước cất

    Để lấy 3mL nước cất, nên sử dụng dụng cụ nào dưới đây là thích hợp nhẩt?

    Hướng dẫn:

    Để lấy 3mL nước cất ta cần dụng cụ có thể lấy được nước bằng ông pipet có dung tích 5mlL vì nó hút nước cất dễ dàng và có GHĐ phù hợp.

  • Câu 13: Vận dụng
    Phát biểu không đúng

    Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là phát biểu không đúng?

    Hướng dẫn:

    Để đo thể tích hòn đá bỏ lọt bình chia độ ta chỉ cần bình chia độ.

  • Câu 14: Nhận biết
    Để đo thể tích chất lỏng

    Để đo thể tích chất lỏng, em dùng dụng cụ nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Để đo thể tích chất lỏng ta cần dùng bình chia độ vì nó có vạch chia và đơn vị đo.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Quan sát các phấn hoa

    Nếu muốn quan sát các phấn hoa, em nên sử dụng loại kính nào?

    Hướng dẫn:

    Muốn quan sát phấn hoa, em nên sử dụng loại kính lúp vì kính lúp giúp ta quan sát được các vật không quá nhỏ, có khả năng phóng ảnh từ 3 đến 20 lần.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Kí hiệu trong hình

    Kí hiệu trong hình sau thể hiện điều gì?

    Hướng dẫn:

    Kí hiệu chất ăn mòn

  • Câu 17: Thông hiểu
    Để đo thân nhiệt cơ thể người

    Để đo thân nhiệt cơ thể người, ta sử dụng cụ đo nào sau đây.

    Hướng dẫn:

    Để đo thân nhiệt cơ thể người, ta sử dụng nhiệt kế điện tử.

  • Câu 18: Vận dụng
    Để đọc thể tích chất lỏng chính xác

    Để đọc thể tích chất lỏng chính xác, ta cần đặt mắt như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Để đọc thể tích chất lỏng chính xác, ta cần đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.

  • Câu 19: Nhận biết
    Đặc điểm của kí hiệu cảnh báo cấm

    Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kí hiệu cảnh báo cấm?

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm của kí hiệu cảnh báo cấm là hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

  • Câu 20: Nhận biết
    Tên gọi của dụng cụ

    Cho hình ảnh sau:

    Tên gọi của dụng cụ đó là:

    Hướng dẫn:

    Dụng cụ có tên là cốc đong

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 241 lượt xem
Sắp xếp theo