Luyện tập Phân loại thế giới sống CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Cơ sở khẳng định hai cách gọi tên của cùng một loài

    Miền Bắc nước ta gọi loài cá dưới đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

    Hướng dẫn:

    - Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.

    - Tên khoa học của cá quả (cá lóc đồng) là: Channa striata.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tảo lục có khả năng quang hợp nhưng không được xếp vào giới Thực vật

    Tại sao tảo lục có khả năng quang hợp nhưng không được xếp vào giới Thực vật?

    Hướng dẫn:

    Thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn tảo lục là cơ thể đơn bào, nhân thực nên tảo lục không được xếp vào nhóm thực vật.

  • Câu 3: Nhận biết
    Đơn vị phân loại nhỏ nhất của thế giới sống

    Đơn vị phân loại nhỏ nhất của thế giới sống là gì?

    Hướng dẫn:

    Đơn vị phân loại nhỏ nhất của thế giới sống là loài.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Loại rừng có hệ thực vật phong phút nhất

    Loại rừng nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất?

    Hướng dẫn:

    Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu và môi trường thuận lợi cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển nên có hệ thực vật phong phú nhất.

  • Câu 5: Nhận biết
    Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao

    Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.

  • Câu 6: Nhận biết
    Đặc điểm được dùng để phân chia các giới sinh vật

    Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?

    (1) Cấu trúc tế bào.

    (2) Cấu tạo cơ thể.

    (3) Đặc điểm dinh dưỡng.

    (4) Sinh sản.

    (5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.

    Hướng dẫn:

    Giới là bậc phân loại cao nhất của thế giới sống, bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm về cấu trúc tế bào cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định thành phần trong tên

    Hươu cao cổ có tên khoa học là Giraffa camelopardalis, vậy Giraffacamelopardalis lần lượt là tên của

    Hướng dẫn:

    Tên khoa học của loài gồm hai phần chính là tên chi (giống) đứng trước và tên loài đứng sau. Ngoài ra còn có thể đi kèm tên tác giả và năm công bố.

  • Câu 8: Nhận biết
    Giới của trùng roi

    Trong hệ thống phân loại 5 giới sinh vật, trùng roi thuộc giới nào?

    Hướng dẫn:

    Trong hệ thống phân loại 5 giới sinh vật, trùng roi thuộc giới Nguyên sinh.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính số sinh vật thuộc giới Thực vật

    Tính số sinh vật thuộc giới Thực vật trong các sinh vật sau: dương xỉ, cá chép, hoa hồng, nấm sò, trùng biến hình, tảo lục đơn bào, rong, rêu, vi khuẩn.

    Hướng dẫn:

     Các sinh vật thuộc giới thực vật là: dương xỉ, hoa hồng, rêu.

  • Câu 10: Nhận biết
    Loài thuộc giới Khởi sinh

    Trong các loài dưới đây, loài nào thuộc giới Khởi sinh?

    Hướng dẫn:

    Vì giới Khởi sinh bao gồm tất cả các loại vi khuẩn nên vi khuẩn lao thuộc giới Khởi sinh.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Nhóm cây thíc nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc

    Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc?

    Hướng dẫn:

    Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà là những loài có khả năng chịu hạn tốt nên có thể thích nghi với đời sống khô nóng ở sa mạc.

  • Câu 12: Nhận biết
    Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực

    Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:

    Hướng dẫn:

    Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là: giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Nấm, giới Động vật.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo