Luyện tập Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

    Hướng dẫn:

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Đặc điểm cảm ứng ở thực vật

    Đặc điểm cảm ứng ở thực vật xảy ra:

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm cảm ứng ở thực vật xảy ra: chậm, khó nhận thấy.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

    Hướng dẫn:

    “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường để giúp cây tồn tại và phát triển mà là tác động của môi trường làm tổn hại đến cây → “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là cảm ứng ở thực vật.

  • Câu 4: Nhận biết
    Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng

    Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa dương còn hiện tượng cây phát triển tránh xa nguồn chất hóa học có hại gọi là tính hướng hóa âm.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tập tính

    Tập tính gồm

    Hướng dẫn:

    Có 2 loại tập tính, đó là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Ví dụ không phải tập tính của động vật

    Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

    Hướng dẫn:

    “Người giảm cân sau khi bị ốm” không phải là chuỗi phản ứng của cơ thể đáp ứng các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại → “Người giảm cân sau khi bị ốm” không phải là tập tính của động vật.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản

    Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

    Hướng dẫn:

     Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính bẩm sinh

  • Câu 8: Thông hiểu
    Vai trò của tập tính

    Vai trò của tập tính là?

    Hướng dẫn:

    Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

  • Câu 9: Nhận biết
    Khái niệm tập tính

    Tập tính là

    Hướng dẫn:

    Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Loại tập tính phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất

    Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

    Hướng dẫn:

    Trong các loại tập tính trên thì 2 loại phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét là tập tính bảo vệ lãnh thổ. Thông thường trong cùng một không gian sống thì các cá thể cùng loài sẽ hình thành một quần thể và chống lại sự xâm lấn lãng thổ của những quần thể thuộc loài khác.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tập tính bẩm sinh

    Tập tính nào sau đây thuộc về tập tinh bẩm sinh của sinh vật

    Hướng dẫn:

    Tập tính bẩm sinh: Tập tính cho con bú của khỉ

  • Câu 12: Vận dụng
    Tập tính học được

    Cho các tập tính sau ở động vật

    (1) Sự di cư của cá hồi

    (2) Báo săn mồi

    (3) Nhện giăng tơ

    (4) Vẹt nói được tiếng người

    (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn

    (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

    (7) Xiếc chó làm toán

    (8) Ve kêu vào mùa hè

    Những tập tính nào là học được?

    Hướng dẫn:

    Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8);

    Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 414 lượt xem
Sắp xếp theo