Luyện tập Chế tạo nam châm điện đơn giản KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Thiết bị sử dụng nam châm điện

    Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Thiết bị sử dụng nam châm điện là: chuông điện

  • Câu 2: Thông hiểu
    Lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non vì

    Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

    Hướng dẫn:

    Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.

  • Câu 3: Nhận biết
    Cấu tạo nam châm điện

    Cấu tạo nam châm điện bao gồm

    Hướng dẫn:

    Nam châm điện có cấu tạo gồm cuộn dây dẫn và lõi sắt non. 

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chuông báo động gắn vào cửa

    Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?

    Hướng dẫn:

    Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nam châm điện là ứng dụng của tính chất

    Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

    Hướng dẫn:

    Nam châm điện là ứng dụng của từ trường xung quanh dòng điện. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì xung quanh cuộn dây có từ trường làm cho lõi sắt non trở thành nam châm hút được sắt, thép,…

  • Câu 6: Thông hiểu
    Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện không hút được vật liệu

    Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện không hút được vật liệu nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện có khả năng hút các vật liệu: sắt, thép, niken,…nhưng không hút được đồng, nhôm,…

  • Câu 7: Vận dụng
    Cách để làm tăng lực từ của nam châm điện

    Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Các cách để tăng lực từ của nam châm điện:

    + Giữ nguyên số vòng dây quấn và tăng cường độ dòng điện

    + Giữ nguyên cường độ dòng điện và tăng số vòng dây quấn

    + Tăng cả cường độ dòng điện và số vòng dây quấn.

    ⇒ Tăng số vòng dây quấn giữ nguyên hiệu điện thế có nghĩa là giữ nguyên cường độ dòng điện nên kết quả là tăng được lực từ của nam châm điện

  • Câu 8: Thông hiểu
    Khi đổi cực của nguồn điện thì

    Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: Ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì

    Hướng dẫn:

     Khi ta đổi cực của nguồn điện nối với hai đầu cuộn dây của nam châm điện thì dòng điện chạy qua cuộn dây đổi chiều làm cho từ trường của nam châm điện đổi chiều.

  • Câu 9: Nhận biết
    Thiết bị sử dụng nam châm điện

    Trong các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Bóng đèn sợi đốt và bàn là không sử dụng nam châm điện. La bàn sử dụng nam châm vĩnh cửu. Chỉ có rơ le điện từ là có sử dụng nam châm điện để đóng ngắt mạch điện.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Cách làm có thể làm tăng lực từ của một nam châm điện

    Cách nào dưới đây có thể làm tăng lực từ của một nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Để làm tăng lực từ của một nam châm điện ta sử dụng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng để tăng số vòng dây của nam châm.

  • Câu 11: Vận dụng
    Số nội dung đúng về nam châm điện

    Cho các nội dung sau về nam châm điện

    (1) Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn.

    (2) Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.

    (3) Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

    (4) Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.

    Số nội dung đúng về nam châm điện là:

    Hướng dẫn:

    1 – Sai vì nam châm điện được cấu tạo gồm một sợi dây điện dài được làm bằng đồng quấn xung quanh lõi sắt.

    2 – Đúng

    3 – Sai vì từ trường của nam châm điện bị mất ngay sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

    4 – Đúng.

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định cực của nam châm

     Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như hình dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Ta thấy nam châm điện và kim nam châm đang hút nhau nên đầu A là cực Bắc (N), đầu B là cực Nam (S).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 21 lượt xem
Sắp xếp theo