Luyện tập Đo tốc độ KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Người ta sử dụng dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động

    Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?

    Hướng dẫn:

    Người ta thường sử dụng những dụng cụ: thước (đo quãng đường), đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ.

  • Câu 2: Nhận biết
    Kiểm tra tốc độ các phương tiện giao

    Để giúp kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông ta sử dụng

    Hướng dẫn:

    Để giúp kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông ta sử dụng thiết bị “ bắn tốc độ”.

  • Câu 3: Nhận biết
    Để đo thời gian của một vận động viên chạy

    Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là:

    Hướng dẫn:

    Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là: đồng hồ bấm giây

  • Câu 4: Nhận biết
    Đo tốc độ của một vật

    Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

    Hướng dẫn:

    Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.

    Sau đó sử dụng công thức v=\frac st để tính tốc độ.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Trường hợp sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật

    Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?

    Hướng dẫn:

    Đo tốc độ bơi của vận động viên người ta sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song

    Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ:

    Hướng dẫn:

    Nếu hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều vói cùng vận tốc thi một người ngồi trên xe lửa thử nhất sẽ đứng yên so với xe lửa thứ hai.

  • Câu 7: Nhận biết
    Đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số vào cổng quang

    Trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số vào cổng quang, ta cần sử dụng mấy cổng quang điện?

    Hướng dẫn:

    Trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số vào cổng quang, ta cần sử dụng 2 cổng quang điện.

  • Câu 8: Nhận biết
    Giá trị trung bình của thời gian chuyển động

    Dùng đồng hồ bấm giây đo 3 lần thời gian từ khi vật bắt đầu chuyển động qua vạch xuất phát đến vạch đích được kết quả là t1, t2, t3. Giá trị trung bình của thời gian chuyển động?

    Hướng dẫn:

    Giá trị trung bình của thời gian chuyển động:  t=\frac{t_1+t_2+t_{3\;}}3.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tốc độ đi của bạn đó

    Một bạn đo tốc độ đi học của mình bằng cách sau:

    Đếm bước đi từ nhà đến trường;

    Đo thời gian đi bằng đồng hồ bấm giây;

    Tính tốc độ bằng công thức: v = s t .

    Biết số bước bạn đó đếm được là 1212 bước, mỗi bước trung bình dài 0,5 m và thời gian đi là 10 min. Tốc độ đi của bạn đó là

    Hướng dẫn:

    Tóm tắt:

    1 bước chân = 0,5 m

    Bước 1 212 bước chân

    t = 10 min

    Hỏi v = ?

    Giải:

    Quãng đường bạn học sinh đi từ nhà đến trường là

    s = 1212.0,5 = 606 m

    Đổi 10 min = 600 s

    Tốc độ đi của bạn học sinh đó là

    v=\frac st=\frac{606}{600}=1,01\;m/s

  • Câu 10: Nhận biết
    Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian cần chú ý

    Cần chú ý gì khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số và cổng quang?

    Hướng dẫn:

    Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số và cổng quang ta cần để đồng hồ ở chế độ A ↔ B để đo khoảng thời gian vật chuyển động từ điểm A đến điểm B.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định bước không đúng

    Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành, bước nào sau đây là không đúng?

    Hướng dẫn:

     Đồng hồ cần để ở chế độ A ↔ B sai vì đây là bước đo thời gian vật chuyển động bằng đồng hồ hiện số và cổng quang.

  • Câu 12: Vận dụng
    Độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ

    Bảng dưới đây ghi kết quả đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một tấm gỗ đặt nằm nghiêng dài 60 cm.

    Lần đo

    Quãng đường

    (cm)

    Thời gian đi

    (s)

    1

    60

    1,65

    2

    60

    1,68

    3

    60

    1,70

    Độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ là

    Hướng dẫn:

    Tốc độ đo được ở lần 1 là 

    v_1=\frac s{t_1}=\frac{60}{1,65}\approx36,4\;cm/s

    Tốc độ đo được ở lần 2 là 

    v_2=\frac s{t_2}=\frac{60}{1,68}\approx\;35,7\;cm/s

    Tốc độ đo được ở lần 3 là 

    v_3=\frac s{t_3}=\frac{60}{1,70}\approx\;35,3\;cm/s

    Độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ của ô tô là 

    \overline v=\frac{v_1+v_2+v_3}3=\frac{36,4\;+35,7+35,3}3=35,8\;cm/s

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (58%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1.515 lượt xem
Sắp xếp theo