Luyện tập Đồ thị quãng đường Thời gian KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian

    Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

    Hướng dẫn:

    Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.

  • Câu 2: Nhận biết
    Đồ thị quãng đường thời gian

    Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì?

    Hướng dẫn:

    Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.

  • Câu 3: Vận dụng
    Mô tả nào sau đây không đúng

    Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thằng. Trên hình đoạn thằng OM là đồ thị quãng đường - thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ thị quãng đường - thời gian của Nam. Mô tả nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Tại t = 0 h cả 2 đồ thị đều ở s = 0 m.

    Đường OM ở phía trên ON nên khi xét cùng với một quãng đường đi được thì bạn Minh đi với thời gian ngắn hơn bạn Nam.

    Nhìn trên đồ thị ta thấy, tại M và N đều có giá trị s như nhau ⇒ Đáp án Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi sai 

    Từ hai điểm M và N kẻ vuông góc xuống trục thời gian ta được tM nhỏ hơn tN.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Đồ thị quãng đường – thời gian của vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi

    Đồ thị quãng đường – thời gian của vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi có dạng là

    Hướng dẫn:

    Đồ thị quãng đường – thời gian của vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi có dạng là đường thẳng nằm nghiêng góc với trục thời gian.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hình vẽ biểu diễn đúng

    Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h.

    Thời gian (h)

    1

    2

    3

    4

    Quãng đường (km)

    60

    120

    180

    240

    Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?

    Hướng dẫn:

     Đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng nằm nghiêng. 

  • Câu 6: Vận dụng
    So sánh tốc độ

    Đồ thị quãng đường – thời gian ở Hình dưới đây mô tả chuyển động của các vật 1, 2, 3 có tốc độ tương ứng là v1, v2, v3 cho thấy

    Hướng dẫn:

    Tại t = 0 (h) vật 2 xuất phát tại s = 0 (m)

    Tại t = 0 (h) vật 3 xuất phát tại s = s0 (m)

    Vật 1 xuất phát tại s = 0 (m), sau vật 2 và 3 khoảng thời gian t

    Mà cả 3 vật cùng gặp nhau tại 1 vị trí ở cùng một thời điểm.

    Từ đây, ta thấy:

    + Vật 2 và vật 1 đi cùng một quãng đường nhưng thời gian đi của vật 1 ngắn hơn vật 2  ⇒ v1 > v2.

    + Vật 2 và vật 3 cùng thời gian đi nhưng quãng đường vật 3 ngắn hơn quãng đường vật 2 ⇒ v2 > v3.

     Vậy vật 1 đi nhanh nhất, vật 3 đi chậm nhất (v1 > v2 > v3 ). 

  • Câu 7: Vận dụng
    Tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường

    Một người đi xe đạp, sau khi đi được 8 km với tốc độ 12 km/h thì dừng lại để sửa xe trong 40 min, sau đó đi tiếp 12 km với tốc độ 9 km/h. Tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường là:

    Hướng dẫn:

     Tóm tắt:

    s1 = 8 km , v1 = 12 km/h

    tnghỉ = t2 = 40 min = \frac23(h) (h)

    s3 = 12 km, v3 = 9 km/h

    Giải:

    Thời gian người đạp xe đi quãng đường 8 km với tốc độ 12 km/h là

    t_1=\frac{s_1}{v_1}=\frac8{12}=\frac23(h)

    Thời gian người đạp xe đi quãng đường 12 km với tốc độ 9 km/h là

    t_3=\frac{s_3}{v_3}=\frac{12}9=\frac43(h)

    Tổng quãng đường người đi xe đạp đi được là

    s = 8 + 12 = 20 (km)

    Tổng thời gian người đó đi là

    t=\frac23+\frac23+\frac43=\frac83(h)

    Tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường là

    v=\frac st=\frac{20}{\displaystyle\frac83}=7,5\;(km/h)

  • Câu 8: Nhận biết
    Gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn

    Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn

    Hướng dẫn:

    Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn s = 0, t = 0 s.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Đường thẳng song song với trục thời gian

    Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian thì

    Hướng dẫn:

    Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian thì vật không chuyển động, tức là ứng với thời gian thay đổi nhưng quãng đường không đổi.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định tốc độ chuyển động

    Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA?

    Hướng dẫn:

    Đoạn OA trên đồ thị có dạng là đoan thẳng nằm nghiêng nên tốc độ chuyển động của ô tô là không đổi.

    Từ đồ thị ta thấy, sau 2 h ô tô đi được quãng đường là 180 km.

    Do đó, tốc độ chuyển động của ô tô là

    v=\frac st=\frac{180}2=90km/h

  • Câu 11: Nhận biết
    Trục hoành Ot trong đồ thị

    Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

    Hướng dẫn:

    Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Xác định tốc độ v của mô tô trên cả quãng đường

    Một mô tô chuyển động trên quãng đường s km. Trong nửa quãng đường đầu s1, mô tô chuyển động với tốc độ v1 = 60 km/h, nửa quãng đường còn lại s2­, mô tô chuyển động với tốc độ v2 = 40 km/h. Xác định tốc độ v của mô tô trên cả quãng đường.

    Hướng dẫn:

     Theo đề bài ra ta có

    s_1\;=\;s_2\;=\frac s2\;(km)

    Thời gian xe mô tô đi quãng đường s1 với tốc độ v1

    t_1=\frac{s_1}{v_1}=\frac s{2.60}=\frac s{120\;}(h)

    Thời gian xe mô tô đi quãng đường s2 với tốc độ v2

    t_2=\frac{s_2}{v_2}=\frac s{2.40}=\frac s{80}(h)

    Tốc độ v của mô tô trên cả quãng đường là

    v=\frac st=\frac s{t_1+t_2}=\frac s{{\displaystyle\frac s{120}}+{\displaystyle\frac s{80}}}=48\;km/h

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 717 lượt xem
Sắp xếp theo