Luyện tập Trao đổi khí ở sinh vật KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chức năng của khí khổng

    Chức năng của khí khổng là

    Hướng dẫn:

    Ở thực vật, sự trao đổi khí (carbon dioxide và oxygen) với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua khí khổng ở lá cây. Đồng thời, nhờ hoạt động đóng mở của khí khổng, khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá. Những quá trình này đều có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật.

  • Câu 2: Nhận biết
    Trao đổi khí ở sinh vật

    Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

    Hướng dẫn:

     Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình sinh vật lấy khí O 2 hoặc CO 2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO 2 hoặc O 2 từ cơ thể ra môi trường. Sự trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật và môi trường diễn ra theo cơ chế khuếch tán – đó là sự di chuyển của các phân tử khí từ vùng có hàm lượng phân tử khí cao sang vùng có hàm lượng phân tử khí thấp. 

  • Câu 3: Thông hiểu
    Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí

    Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Khi hô hấp, cả ở động vật và thực vật đều lấy vào khí oxygen và thải khí carbon dioxide.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tác nhân không gây hại cho đường dẫn khí

    Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?

    Hướng dẫn:

    - Khí oxygen là loại khí được vận chuyển trong đường hô hấp, không gây hại cho đường dẫn khí.

    - Bụi, vi khuẩn, khói thuốc là đều là những tác nhân có thể gây hại cho các cơ quan trong đường dẫn khí: Bụi có thể gây kích ứng mắt, mũi, họng và phổi thậm chí gây bệnh tắc nghẽn phổi; vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp; chất nicotine trong khói thuốc lá có thể gây biến đổi cấu trúc niêm mạc phế quản, dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, tế bào tiết chất nhầy và làm tê liệt chân lông trong khí quản,…

  • Câu 5: Nhận biết
    Khi chúng ta thở ra

    Khi chúng ta thở ra thì

    Hướng dẫn:

    Khi chúng ta thở ra thì thể tích lồng ngực giảm.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người

    Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.

    Hướng dẫn:

    Các bộ phận theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người là: khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi:

    Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản để vào phổi và đến tận các phế nang trong phổi.

    Khi thở ra, không khí từ các phế nang đi qua phế quản, khí quản, thanh quản, khoang mũi và được đưa ra ngoài.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Trao đổi khí ở thực vật diễn ra

    Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?

    Hướng dẫn:

    Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen. Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide. Thực vật trao đổi khí suốt ngày đêm.

  • Câu 8: Nhận biết
    Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường

    Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế

    Hướng dẫn:

    Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán. Đó là sự di chuyển của các phân tử khí từ vùng có hàm lượng phân tử khí cao sang vùng có hàm lượng phân tử khí thấp hơn.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở

    Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

    Hướng dẫn:

     Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở biểu bì lá. Ở cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá. Ở cây Hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Sự trao đổi khí giữa môi trường

    Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu?

    Hướng dẫn:

     Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở các phế nang của phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể; carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua hoạt động thở ra.

  • Câu 11: Nhận biết
    Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng

    Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

    Hướng dẫn:

    Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng, đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.

  • Câu 12: Vận dụng
    Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục

    Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến

    Hướng dẫn:

    Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến tế bào máu: Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được các tế bào máu (hồng cầu) vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 216 lượt xem
Sắp xếp theo