Thụ phấn là quá trình:
Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt từ nhị đến núm nhụy
Thụ phấn là quá trình:
Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt từ nhị đến núm nhụy
Khi nói về hình thức tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây là đúng?
Tự thụ phấn là sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
Còn sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhụy của cây khác là thụ phấn chéo.
Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là
Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật: duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là: cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới
Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp
Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới. Ở động vật sinh sản hữu tính có các cơ quan làm nhiệm vụ sinh sản (gọi là hệ sinh dục), cấu trúc của hệ sinh dục phụ thuộc vào loài và giới tính của cá thể.
Điều không đúng khi nói về quả là
Điều không đúng khi nói về quả là: quả không hạt đều là quá đơn tính.
Một loài thực vật hạt kín có bộ NST 2n = 12. Có một tế bào mẹ hạt phấn giảm phân để hình thành nên 4 hạt phấn. Số NST mà môi trường cung cấp để hình thành được 4 hạt phấn nói trên là:
+ Tế bào mẹ hạt phấn phải giảm phân để tạo ra 4 tế bào đơn bội. Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân là 2n = 12 NST.
+ Mỗi tế bào đơn bội lại nguyên phân 1 lần để hình thành nên hạt phấn có 2 nhân đơn bội. Số NST mà môi trường cung cấp cho 4 hạt phấn là n × 4 = 4n = 24 NST.
⇒ Tổng số NST mà môi trường cung cấp cho sự hình thành 4 hạt phấn nói trên là
2n + 4n = 36 NST.
Tự thụ phấn là sự thụ phấn giữa
Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn:
- Thụ phấn chéo là hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
- Tự thụ phấn là hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.
Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa
Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài
Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra lần lượt theo các giai đoạn nào?
Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.
+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.
+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình
Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật.
Cho các nội dung sau:
(1) Bầu nhụy không xảy ra thụ tinh sẽ phát triển thành quả không hạt.
(2) Hoa thụ phấn nhờ gió, côn trùng và tác động của con người.
(3) Các động vật có thụ tinh ngoài thường sống ở trên cạn.
(4) Noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt.
(5) Phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với các động vật đẻ trứng và đẻ con
Số khẳng định đúng là
(3) Sai. Các động vật có thụ tinh ngoài thường sống ở dưới nước hoặc lưỡng cư do sự di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng cần diễn ra trong môi trường nước; các loài động vật sống trên cạn thường có hình thức thụ tinh trong để đảm bảo hiệu suất thụ tinh.
(4) Sai. Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt, hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt.
(5) Sai. Phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với các động vật đẻ con còn đối với động vật đẻ trứng phôi sẽ phát triển trong trứng.