Luyện tập Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

    Hướng dẫn:

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

    Hướng dẫn:

     “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường để giúp cây tồn tại và phát triển mà là tác động của môi trường làm tổn hại đến cây → “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là cảm ứng ở thực vật.

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định hiện tượng xảy ra

    Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

    Hướng dẫn:

    Rễ cây có tính hướng nước (hướng về phía nguồn nước). Ở hộp A, nước được tưới đều từ trên xuống nên rễ cây ở hộp A sẽ hướng xuống đáy hộp. Ở hộp B, nước chỉ được ngấm từ một phía – phía có cốc nước nên rễ cây ở hộp B sẽ hướng về phía cốc nước.

  • Câu 4: Nhận biết
    Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng

    Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng hướng sáng. Dạng cảm ứng này giúp cây có thể tìm về phía nguồn sáng để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo nhu cầu ánh sáng cho sự quang hợp của cây. Nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hiện tượng mèo bắt chuột

    Hiện tượng mèo bắt chuột thuộc loại cảm ứng nào?

    Hướng dẫn:

    Tập tính học được là một loại tập tính của động vật được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

  • Câu 6: Vận dụng
    Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu

    Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là

    Hướng dẫn:

    Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là tập tính bảo vệ lãnh thổ nhằm bảo vệ nguồn sống của bản thân động vật trước các đồng loại.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Dạng cảm ứng này có ý nghĩa

    Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

    Hướng dẫn:

    Tính hướng tiếp xúc xuất hiện ở một số cây thân leo như bầu, bí xanh, dưa chuột, mướp, trầu không,… Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp cây bám vào giá thể leo lên cao để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn đồng thời tránh được những tác động có hại khi sinh trưởng trên mặt đất. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 

  • Câu 8: Nhận biết
    Vai trò của cảm ứng ở sinh vật

    Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

  • Câu 9: Vận dụng
    Khi trồng cây cạnh bờ ao

    Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ở thực vật, rễ cây có tính hướng nước còn thân cây không có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

  • Câu 10: Vận dụng
    Con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng

    Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng "Chim di cư về phương Nam tránh rét" vào đời sống như thế nào.

    Hướng dẫn:

     Nhận biết sự thay đổi về thời tiết

  • Câu 11: Thông hiểu
    Phản ứng "Ngọn cây hướng về phía ánh sáng"

    Phản ứng "Ngọn cây hướng về phía ánh sáng" là phản ứng của thực vật với nguồn gốc kích thích là

    Hướng dẫn:

     Đây là hiện tượng cảm ứng hướng sáng của thực vật.

  • Câu 12: Vận dụng
    Hiện tượng cảm ứng trong chăn nuôi

    Đâu là ví dụ hiện tượng cảm ứng trong chăn nuôi?

    (1) Dùng chuông, kẻng gọi gia súc về chuồng

    (2) Nuôi cá trong bể nuôi nhân tạo

    (3) Mở đèn 2 lần trong ngày để kích vịt đẻ trứng

    (4) Chó chăn cừu

    (5) Cho lợn ăn thức ăn tổng hợp

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (17%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (42%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 244 lượt xem
Sắp xếp theo