Luyện tập: Ôn tập chương 4 CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tên gọi quá trình chuyển hóa các tế bào phôi

    Cho biết tên gọi quá trình chuyển hóa các tế bào phôi thành các tế bào biệt hóa khác nhau?

    Hướng dẫn:

    Phân hóa tế bào là quá trình chuyển hóa các tế bào phôi biến đổi thành một loại tế bào biệt hóa, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng; từ đó, phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Thời gian của một chu kì tế bào

    Trong một chu kì té bào, thời gian dài nhất là của giai đoạn nào?

    Hướng dẫn:

    Chu kì tế bào được chia thành 2 giai đoạn: kì trung gian (gồm 3 pha G1, S, G2) và giai đoạn phân bào (gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất). Trong đó, kì trung gian chiếm thời gian dài nhất (khoảng 90% của một chu kì tế bào).

  • Câu 3: Nhận biết
    Tế bào ở người có chu kì ngắn nhất

    Tế bào nào ở người có chu kì tế bào ngắn nhất?

    Hướng dẫn:

    Trong các tế bào trên, tế bào phôi có chu kì tế bào ngắn nhất (khoảng 30 phút đến 1 giờ). Thời gian chu kì tế bào biểu mô ruột là 2 – 4 ngày, tế bào gan là 0,5 – 1 năm,…

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính tổng số chromatid

    Bốn tế bào cải bắp (2n = 18) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm được tổng số chromatid là

    Hướng dẫn:

    Bốn tế bào cải bắp (2n = 18) đang ở kì giữa giảm phân I, mỗi NST có 2 chromatid.

    ⇒ Tổng số chromatid của 4 tế bào bằng: 18.2.4 = 144

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào → sai.

    Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào → đúng.

    Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể → sai.

    Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau → sai.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân

    Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là tương tự như quá trình nguyên phân.

  • Câu 7: Vận dụng
    Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài

    Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân bốn đợt bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 360 nhiễm sắc thể đơn. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài trên là:

    Hướng dẫn:

    Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài (n nguyên dương).

    Ta có: 3(24 – 1).2n = 360 ⇒ 2n = 8

  • Câu 8: Thông hiểu
    Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân

    Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kì nào?

    Hướng dẫn:

    Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kì sau. Trong kì sau, các nhiễm sắc tử (chromatid) tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào.

  • Câu 9: Nhận biết
    Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào

    Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính chất nào của tế bào thực vật?

    Hướng dẫn:

    Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật.

  • Câu 10: Nhận biết
    Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra

    Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra

    Hướng dẫn:

    Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Sắp xếp theo