II. Hình thành loài cùng khu vực địa lý
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái
Hình thành loài bằng cách li tập tính:
- Trong cùng 1 vùng phân bố có sự cách li về tập tính giao phối giữa các quần thể →loài mới.
- Ví dụ: hai quần thể cá trong cùng 1 hồ nhưng lại có tập tính sinh sản khác nhau, 1 quần thể thường đẻ trứng trong các khe đá, 1 quần thể lại thường đẻ trứng ven bờ dẫn đến cách li về mặt tập tính. Nếu sự cách li này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
Hình thành loài bằng cách li sinh thái:
- Do có sự cách li nơi ở giữa các quần thể trong cùng 1 vùng phân bố địa lí cũng có thể dẫn đến hình thành loài mới.
- Ví dụ: quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài mới.
2. Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội
- Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí. Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân vì 1 lí do nào đó các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.
- Vd: chuối nhà 3n được hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường tự đa bội.
- Bước 1: Giao tử 2n x giao tử 2n, hợp tử 4n - cây 4n
- Bước 2: Cây 4n tự thụ phấn → loài mới. (loài tứ bội 4n)
- Kiểm tra: Cây 4n x cây 2n → cây 3n (bất thụ).
- Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản, quần thể 4n cách li sinh sản với quần thể 2n. (2 loài khác nhau)
3. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa
- Hình thành loài mới trong cùng 1 khu vực địa lí do sai khác NST → cách li sinh sản → loài mới
- Cơ thể lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chức 2 bộ NST của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường và trở nên hữu thụ→ loài mới. Loài mới đa bội cách li sinh sản với bố mẹ.
- Vd: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.
- Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường xảy ra ở thực vật (vì ở thực vật có khả năng tự thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng), ít xảy ra ở động vật vì:
- Hệ thần kinh của động vật phát triển.
- Cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp.
- Đa bội hóa thường gây nên rối loạn về giới tính.