Luyện tập Amine CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Công thức phân tử của aniline

    Aniline có công thức phân tử là

    Hướng dẫn:

     Aniline có công thức phân tử là C6H5NH2.

  • Câu 2: Nhận biết
    Dung dịch làm quỳ tím ẩm hóa xanh

    Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

    Hướng dẫn:

    Dung dịch của các alkylamine có thể làm quỳ tím ẩm hóa xanh.

  • Câu 3: Nhận biết
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Các amine có số nguyên tử carbon nhỏ thường tan nhiều trong nước.

  • Câu 4: Vận dụng
    Xác định công thức phân tử của nicotine

    Nicotine là chất gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. Khi phân tích thành phần khối lượng các nguyên tố của nicotin thấy có: 74,07% carbon, 8,64% hydrogen và 17,29% nitrogen.

    Biết phân tử nicotine có chứa 2 nguyên tử nitrogen. Phân tử khối của nicotine là

    Hướng dẫn:

    Nicotine có 2 nguyên tử nitrogen mà %mN = 17,29% ⇒ Mnicotine = \frac{28}{0,1729} = 162.

    Ta có, trong nicotine:

    Số C = \frac{162.0,7407}{12} = 10

    Số H = \frac{162.0,0864}1 = 14

    Vậy công thức phân tử của nicotine là C10H14N2.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định công thức phân tử của X

    Cho 0,1 mol amine đơn chức X tác dụng vừa đủ với HCl thu được 9,55 gam muối. Vậy Công thức phân tử của X là

    Hướng dẫn:

    nmuối = nX = 0,1 mol

    ⇒ Mmuối = \frac{95,5}{0,1} = 95,5

    ⇒ MX = 95,5 – 36,5 = 59

    Vậy amine X là: C3H7NH2.

  • Câu 6: Nhận biết
    Chất thuộc loại amine bậc một

    Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc một?

    Hướng dẫn:

    Amine bậc một là amine chỉ có 1 nhóm hydrocarbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính base của methylamine mạnh hơn aniline

    Tính base của methylamine mạnh hơn aniline vì:

    Hướng dẫn:

    Tính base của methylamine mạnh hơn aniline vì nhóm methyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitrogen, nhóm phenyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitrogen.

  • Câu 8: Nhận biết
    Amine là chất khí ở điều kiện thường

    Chất nào sau đây là amine khí ở điều kiện thường?

    Hướng dẫn:

    Các amine là chất khí ở điều kiện thường gồm: CH3NH2, CH3–NH–CH3, (CH3)3N và C2H5NH2.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Phương pháp để phân biệt hai khí NH3 và CH3NH2

    Phương pháp nào sau đây để phân biệt hai khí NH3 và CH3NH2?

    Hướng dẫn:

    - Dựa vào mùi của khí → sai vì amine độc nên không nhận biết bằng mùi.

    - Thử bằng quỳ tím ẩm → sai vì 2 khí đều làm quỳ ẩm chuyển xanh.

    - Thử bằng dung dịch HCl đặc → sai vì 2 khí đều tạo khói trắng khi tác dụng với HCl đặc.

    - Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2đúng vì đốt NH3 không thu được CO2 còn đốt CH3NH2 thu được CO2 làm vẩn đục nước vôi trong.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Dãy gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực base

    Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực base?

    Hướng dẫn:

    Tính base tăng dần theo thứ tự: Aniline, ammonia, methylamine.

  • Câu 11: Nhận biết
    Chất không tác dụng với dung dịch methylamine

    Dung dịch methylamine không tác dụng với chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch methylamine không tác dụng với nước bromine.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính giá trị của m thu được

    Cho m gam aniline tác dụng vừa đủ với nước bromine, thu được 16,5 gam kết tủa trắng (2,4,6-tribromoaniline). Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    C6H5NH2 + 3Br2 → Br3C6H2NH2 ↓ + 3HBr

    nkết tủa =  \frac{16,5}{330} = 0,05 mol = naniline

    ⇒ maniline = 0,05.93 = 4,65 gam

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Tính khối lượng muối E trong hỗn hợp Y

    Hỗn hợp X gồm chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,958 lít khí (đkc) hỗn hợp Z gồm 2 amine no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có: MZ = 18,3.2 = 36,6 ⇒ hỗn hợp 2 amine gồm CH3NH2 và C2H5NH2.

    Gọi số mol CH3NH2 và C2H5NHlà x, y, ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm x+\mathrm y=0,2\\31\mathrm x+45\mathrm y=36,6.0,2\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,12\\\mathrm y=0,08\end{array}ight.

    Biện luận công thức cấu tạo của A và B:

    - A là C5H16O3N2 có dạng CnH2n+6 O3N2 ⇒ A là muối carbonate của amine: (C2H5NH3)2CO3 (A không thể là muối nitrate của amine vì không thể tạo ra CH3NH2 hay C2H5NH2).

    - B là C4H12O4N2 có dạng muối carboxylate của amine: (COONH3CH3)2

    Phương trình phản ứng:

    (C2H5NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2C2H5NH2 + 2H2O

    (COONH3CH3)2 + 2NaOH →(COONa)2 + 2CH3NH2 + 2H2O

    ⇒ nE = \frac{0,12}2 = 0,06 mol

    ⇒ mE = 8,04 gam

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định hiện tượng sai

    Tiến hành thí nghiệm trên hai chất phenol và aniline, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    - Cho nước bromine vào thì cả hai đều cho kết tủa trắng → đúng.

    - Cho dung dịch HCl vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất, còn aniline thì tách làm 2 lớp → sai HCl không phản ứng với phenol (dung dịch phenol tách làm 2 lớp) còn aniline tác dụng với HCl tạo dung dịch đồng nhất.

    - Cho dung dịch NaOH vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất, còn aniline thì tách làm 2 lớp → đúng vì phenol tác dụng được với NaOH tạo dung dịch đồng nhất; aniline không tác dụng với NaOH nên dung dịch tách làm 2 lớp.

    - Cho 2 chất vào nước lạnh, với phenol tạo dung dịch đục, với aniline hỗn hợp phân hai lớp → đúng vì phenol ít tan trong nước lạnh.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Aniline có tính base yếu, dung dịch aniline không làm quỳ tím hóa xanh.

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính nồng độ mol/l của dung dịch AlCl3 và CuCl2

    Hỗn hợp X gồm AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư thu được 200 ml dung dịch A. Sục khí methylamine tới dư vào trong dung dịch A thu được 11,7 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 9,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Cho methylamine dư vào dung dịch A ⇒ kết tủa thu được là Al(OH)3 (vì Cu(OH)2 tạo phức tan với CH3NH2).

    ⇒ nAl(OH)3 = \frac{11,7}{78}= 0,15 mol ⇒ nAlCl3 = 0,15 mol

    Cho NaOH dư vào dung dịch A ⇒ kết tủa thu được là Cu(OH)2 (vì Al(OH)3 tan khi NaOH dư).

    ⇒ nCu(OH)2 = \frac{9,8}{98} = 0,1 mol ⇒ nCuCl2 = 0,1 mol

    {\mathrm C}_{\mathrm M\;{\mathrm{AlCl}}_3}=\frac{0,15}{0,2}=0,75\;\mathrm M

    {\mathrm C}_{\mathrm M\;{\mathrm{CuCl}}_2}=\frac{0,1}{0,2}=0,5\;\mathrm M

  • Câu 17: Thông hiểu
    Khử mùi tanh của cá trước khi nấu

    Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amine và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, người ta thường

    Hướng dẫn:

    Amine có tính base yếu nên muốn khử mùi tanh của cá do amine gây ra thì phải dùng chất có tính acid yếu như giấm.

    Giấm tạo muối amonium với amine và dễ bị rửa trôi bởi nước, hơn nữa do tính acid yếu nên ít ảnh hưởng đến chất lượng của cá.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Sục V lít khí CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    nFe(OH)3 = 0,1 (mol)

    Phương trình hóa học:

            3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl

    mol:        0,3                      ←               0,1

    ⇒ nCH3NH2 = 0,3 mol ⇒ V = 0,3.24,79 = 7,437 lít

  • Câu 19: Thông hiểu
    Số đồng phân amine bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N

    Số đồng phân amine bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

    Hướng dẫn:

    Bậc của amine bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hydrocarbon.

    ⇒ Amine bậc một phải chứa –NH2.

    ⇒ Các đồng phân amine bậc một là:

    H2N–CH2–CH2–CH2–CH3

    CH3–CH(NH2)–CH2–CH2

    H2N–CH2–CH(CH3)–CH3

    CH3–C(CH3)(NH2)–CH3

  • Câu 20: Nhận biết
    Xác định tên gốc chức của amine

    Tên gốc – chức của amine CH3CH2NHCH2CH3

    Hướng dẫn:

    Tên gốc – chức của amine CH3CH2NHCH2CH3 là diethylamine.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo