Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng không xảy ra phản ứng tráng bạc?
Không có nhóm chức –CHO nên saccharoae không có phản ứng tráng bạc.
Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng không xảy ra phản ứng tráng bạc?
Không có nhóm chức –CHO nên saccharoae không có phản ứng tráng bạc.
Thuỷ phân saccharose, thu được hai monosaccharide X và Y. Ở người trưởng thành, khỏe mạnh lượng chất X trong máu trước khi ăn khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L. Phát biểu nào sau đây đúng?
Từ đề bài ta có X là glucose → Y là fructose.
Phát biểu đúng: X có tính chất của alcohol đa chức.
Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm –OH hemiacetal hoặc nhóm –OH hemiketal?
Saccharose không có nhóm –OH hemiacetal hoặc nhóm –OH hemiketal.
Glucose, fructose và saccharose đều có thể tham gia vào
Glucose, fructose và saccharose đều có tính chất của polyalcohol nên có thể tham gia vào phản ứng với Cu(OH)2.
Maltose là disaccharide gồm hai gốc glucose nối với nhau bởi liên kết
Phân tử maltose được tạo bởi hai đơn vị glucose, liên kết với nhau qua liên kết α-1,4-glycoside.
Thủy phân m gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2. Giá trị của m gần nhất với
Gọi số mol saccharose ban đầu là x mol.
Vì H = 80% nên nsaccharose phản ứng = nglucose = nfructose = 0,8x mol
Trung hòa bằng NaOH được Y ⇒ các chất trong Y gồm glucose (0,8x mol), fructose (0,8x mol) và saccharose dư (0,2x mol).
⇒ Y tác dụng với Cu(OH)2 với tỉ lệ 2 : 1.
nCu(OH)2 = 0,18 ⇒ 0,8x + 0,8x + 0,2x = 0,18.2
⇒ x = 0,2
⇒ msaccharose = 0,2.342 = 68,4 g
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccharose và 0,01 mol maltose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là:
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol maltose và saccharose tham gia phản ứng thủy phân là:
n = (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của maltose dư sau phản ứng thủy phân là:
nmaltose dư = 0,01.25% = 0,0025 mol.
Sơ đồ phản ứng :
C12H22O11 (gồm maltose và saccharose phản ứng) → 2C6H12O6 → 4Ag
mol: 0,0225 → 0,045 → 0,09
C12H22O11 (maltose dư) → 2Ag
mol: 0,0025 → 0,005
Saccharose dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
Số nguyên tử hydrogen trong phân tử maltose là
Công thức phân tử của maltose là C12H22O11 ⇒ số nguyên tử H là 22.
Một mẩu saccharose có lẫn một lượng nhỏ glucose. Đem đốt cháy hoàn toàn lượng chất rắn này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lội qua 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2 M, thu được 59,1 gam kết tủa, tiếp tục đung nóng dung dịch sau phản ứng lại thu thêm kết tủa. Nếu thủy phân hoàn toàn mẫu vật trên trong môi trường acid, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Đốt cháy chất rắn và dẫn sản phẩm qua dung dịch Ba(OH)2:
nBa(OH)2 = 0,6 mol; nBaCO3 = 0,3 mol
Do tiếp tục đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa nên dung dịch có chứa muối Ba(HCO3)2:
Bảo toàn nguyên tố Ba:
⇒ nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 – nBaCO3 = 0,6 – 0,3 = 0,3 mol
Bảo toàn nguyên tố C:
nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,3 + 2.0,3 = 0,9 mol
Thủy phân chất rắn trong môi trường acid rồi cho sản phẩm tráng bạc:
Bảo toàn nguyên tố C:
⇒ nC6H12O6 = = = 0,15 mol
⇒ nAg = 2nC6H12O6 = 0,3 mol
⇒ m = 0,3.108 = 32,4 gam
Để thu được 36 kg glucose cần thủy phân m kg saccharose với hiệu suất phản ứng là 60%. Giá trị của m là
C12H22O11 + H2O C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)
⇒ m = = 114 gam
Cho vài ml dung dịch saccharose vào ống nghiệm có sẵn Cu(OH)2, lắc nhẹ ống nghiệm thấy
Cho vài ml dung dịch saccharose vào ống nghiệm có sẵn Cu(OH)2, lắc nhẹ ống nghiệm thấy kết tủa tan ra cho dung dịch màu xanh lam.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu + 2H2O
Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hóa học là saccharose, dùng nhiều trong pha chế thực phẩm. Công thức phân tử của saccharose là
Công thức phân tử của saccharose là C12H22O11.
Ứng dụng nào sau đây không phải là của saccharose?
Ứng dụng không phải là của saccharose là tráng gương, tráng ruột phích. Vì saccharose không có phản ứng tráng bạc.
Chất nào sau đây bị thủy phân trong môi trường acid (H+)?
Saccharose là disaccharide, bị thủy phân trong môi trường acid.
Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Tollens | Tạo thành kết tủa màu trắng bạc |
X, Y | Cu(OH)2 | Tạo thành dung dịch màu xanh lam |
X, Y, Z | Nước bromine | Chỉ có Y làm mất màu nước bromine |
Các chất X, Y có thể lần lượt là:
Ta có: chỉ có Y làm mất màu nước bromine Y là glucose.
X phản ứng với thuốc thử Tollens tạo thành kết tủa màu trắng bạc X là fructose.
Tại một xưởng sản xuất đường thủ công, 1 tấn mía nguyên liệu được đưa vào máy ép, thu được 700 kg nước mía có nồng độ saccharose là 12%. Sau khi chế biến toàn bộ lượng nước mía này với hiệu suất 90%, thu được m kg đường saccharose. Giá trị của m là
Ta có: nước mía có nồng độ saccharose là 12% ⇒ trong 700 kg nước mía có:
msaccharose = 0,12.700 = 84 (kg)
Vì hiệu suất chế biến 90% nên:
⇒ msaccharose thu được = 84.0,9 = 75,6 (gam)
Cho các phát biểu sau về carbohydrate:
(1) Glucose và saccharose đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide.
(3) Trong dung dịch, glucose và saccharose đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm maltose và saccharose trong môi trường acid, chỉ thu được một loại monosaccharide duy nhất.
(5) Khi đun nóng glucose (hoặc fructose) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
Số phát biểu đúng là
(1) đúng.
(2) đúng.
(3) đúng.
(4) sai. Thủy phân saccharose trong môi trường acid thu được glucose và fructose, còn maltose thu được glucose. Vậy sau thủy phân thu được 2 monosaccharide.
(5) đúng.
Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. Số carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch nước là
Glucose, fructose, maltose có khả năng mở vòng trong dung dịch nước.
Saccharose không có nhóm –OH hemiacetal hoặc nhóm –OH hemiketal nên không có tính chất này.
Cho các chất sau: glucose, saccharose, acetic acid, triolein, glycerol, propan-1,3-diol. Số chất hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
Các chất hữu cơ hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường khi phân tử có từ 2 nhóm –OH liền kề trở lên hoặc có nhóm –COOH.
Số chất hòa tan ở điều kiện thường là: glucose, saccharose, acetic acid, glycerol.
Gốc glucose và gốc fructose trong phân tử saccharose liên kết với nhau qua nguyên tử
Gốc glucose và gốc fructose trong phân tử saccharose liên kết với nhau qua nguyên tử oxygen: