Luyện tập Protein và enzyme CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Cách làm sạch nhớt ở các loài hải sản

    Các loài thủy hải sản như lươn, cá… thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein. Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Protein dễ bị thủy phân khi đun nóng, có xúc tác acid hoặc base. Sản phẩm thu được gồm các α-amino acid.

    Do đó, nếu dùng nước vôi, giấm ăn, tro thực vật (tro thực vật có môi trường kiềm vì thành phần chủ yếu là K2CO3) thì sẽ rửa sạch nhớt.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính khối lượng phân tử của protein

    Một phân tử protein được cấu tạo bởi 100 amino acid gồm ba loại X, Y, Z. Khi thủy phân hoàn toàn protein đó trong môi trường acid ta thu được số mol các amino acid X (glycine), amino acid Y (alanine) và amino acid Z (valine) tương ứng lần lượt là 1 : 2 : 2. Khối lượng phân tử của protein đó là:

    Hướng dẫn:

    Phân tử protein được cấu tạo bởi 100 amino acid ⇒ protein được cấu tạo từ 20 glycine; 40 alanine và 40 valine:

    M = 20.75 + 40.89 + 40.117 – 99.18 = 7958

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất cơ sở để hình thành nên các phân tử protein đơn giản

    Chất cơ sở để hình thành nên các phân tử protein đơn giản là

    Hướng dẫn:

    Chất cơ sở để hình thành nên các phân tử protein đơn giản là amino acid.

  • Câu 4: Nhận biết
    Một trong những điểm khác nhau của protein so với lipid và glucose

    Một trong những điểm khác nhau của protein so với lipid và glucose là:

    Hướng dẫn:

    Một trong những điểm khác nhau của protein so với lipid và glucose là protein luôn chứa nitrogen.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Protein bị đông tụ bởi nhiệt độ → tan được trong nước lạnh và không tan trong nước nóng.

  • Câu 6: Nhận biết
    Hợp chất thuộc loại protein

    Hợp chất nào sau đây thuộc loại protein?

    Hướng dẫn:

    - Albumin là hợp chất thuộc loại protein. 

    - Saccharose, cellulose là carbohydrate.

    - Triglyceride là chất béo (ester).

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính phân tử khối của protein

    Một loại protein chứa 0,32% lưu huỳnh về khối lượng. Giả sử trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử S. Vậy phân tử khối của loại protein đó là:

    Hướng dẫn:

    Trong phân tử S chiếm 0,32% khối lượng nên:

    Mprotein = \frac{2.32}{0,32\%} = 20 000 

  • Câu 8: Thông hiểu
    Protein có chức năng điều hòa lượng carbohydrate và chất béo

    Protein nào sau đây có chức năng điều hòa lượng carbohydrate và chất béo?

    Hướng dẫn:

    Insulin là loại protein nhỏ, gồm 2 chuỗi A và B được liên kết với nhau bằng liên kết disulfide, sinh ra từ tuyến tụy, có chức năng điều hòa lượng carbohydrate và chất béo.

  • Câu 9: Nhận biết
    Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ

    Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ được gọi là

    Hướng dẫn:

    Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ được gọi là sự đông tụ protein.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai khi nói về protein

    Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Protein dạng hình cầu thường tan trong nước. Protein dạng hình sợi không tan trong nước.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tìm nhận định sai

    Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biuret của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây:

    Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%.

    Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

    Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.

    Nhận định nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Không thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala vì dipeptit không có phản ứng màu biuret như lòng trắng trứng.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biuret theo các bước sau đây:

    Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt), cho tiếp 1 - 2 ml nước cất, lắc đều ống nghiệm.

    Bước 2: Cho tiếp 1 - 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và 1 - 2 giọt dung dịch CuSO4 2% vào rồi lắc ống nghiệm.

    Bước 3: Để yên ống nghiệm 2 - 3 phút.

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Sau bước 1 ta thu được dung dịch protein.

    (2) Thí nghiệm này có thể tiến hành ở điều kiện thường và không cần đun nóng.

    (3) Sau bước 2, dung dịch ban đầu xuất hiện màu xanh tím.

    (4) Sau bước 3, màu xanh tím đậm dần rồi biến mất.

    (5) Phản ứng màu biuret xảy ra thuận lợi trong môi trường kiềm.

    (6) Có thể thay lòng trắng trứng gà hoặc vịt bằng dầu ăn.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (1) đúng.

    (2) đúng.

    (3) đúng.

    (4) sai, màu tím không biến mất.

    (5) đúng.

    (6) sai, dầu ăn có thành phần chính là chất béo, không có phản ứng màu biuret.

    → 4 phát biểu đúng.

  • Câu 13: Nhận biết
    Chất tan được trong nước

    Trong các chất sau, chất nào tan được trong nước?

    Hướng dẫn:

    Protein dạng hình sợi như α-keratin (trong tóc, móng, da, sừng, sợi len) hoặc collagen,... không tan trong nước.

    Protein dạng hình cầu như hemoglobin, albumin,...có thể tan trong nước tạo dung dịch keo.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính số nhận định đúng

    Cho các nhận định sau:

    a) Protein dạng hình cầu và dạng hình sợi tan tốt trong nước.

    b) Một trong những tính chất hoá học đặc trưng của protein là phản ứng thuỷ phân.

    c) Phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu tím.

    d) Khi đun nóng lòng trắng trứng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ.

    e) Trong cơ thể, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác sinh học.

    Số nhận xét đúng là:

    Hướng dẫn:

    a) Nhận định (a) sai do protein dạng hình sợi không tan trong nước.

    b) Nhận định (b) đúng, protein bị thủy phân bởi các acid, base hoặc enzyme.

    c) Nhận định (c) sai, vì phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu vàng.

    d) Nhận định (d) đúng, lòng trắng trứng là protein, bị đông tụ khi đun nóng.

    e) Nhận định (e) đúng, quá trình trao đổi chất của cơ thể được thực hiện nhờ chất xúc tác sinh học là enzyme.

  • Câu 15: Nhận biết
    Sản phẩm của quá trình thủy phân hoàn toàn protein

    Sản phẩm của quá trình thủy phân hoàn toàn protein là

    Hướng dẫn:

    Sản phẩm của quá trình thủy phân hoàn toàn protein là α-amino acid.

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính số mắt xích protein trong 1 phân tử X

    Khi thuỷ phân 1 kg protein (X), thu được 286,5 gam glycine. Nếu phân tử khối của X là 50000 thì số mắt xích glycine trong 1 phân tử X là:

    Hướng dẫn:

    nglycine = 3,82 mol

    {\mathrm n}_{\mathrm X}=\frac{1.10^3}{50000}=0,02\;(\mathrm{mol})

    Số mắt xích glycine trong 1 phân tử X là: 3,82 : 0,02 = 191

  • Câu 17: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu

    Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

    Hướng dẫn:

    Enzyme là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong các cơ thể sinh vật.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Thuốc thử phân biệt 4 lọ mất nhãn

    Để phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch: glycerol, lòng trắng trứng, hồ tinh bột và xà phòng, có thể dùng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    - Dung dịch iodine → hồ tinh bột chuyển sang xanh.

    - Cu(OH)2 → lòng trắng trứng cho màu tím đặc trưng, còn glycerol cho dung dịch màu xanh lam.

    - Còn lại là xà phòng.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Hiện tượng xảy ra khi cho giấm vào sữa đậu nành

    Hiện tượng xảy ra khi cho giấm vào sữa đậu nành là:

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng xảy ra khi cho giấm vào sữa đậu nành là sữa đậu nành bị vón cục do xảy ra sự đông tụ của protein trong môi trường acid. 

  • Câu 20: Nhận biết
    Tính số hợp chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH

    Cho các loại hợp chất sau: (1) dipeptide; (2) polipeptide; (3) protein; (4) lipid; (5) disaccharide. Có bao nhiêu hợp chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?

    Hướng dẫn:

    Các chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là:

    - (2) polipeptide; (3) protein: phản ứng màu biure.

    - (5) disaccharide: tạo phức màu xanh lam.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo