Luyện tập Các phương pháp tách kim loại CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Kim loại dùng để tách Cu từ dung dịch CuSO4

    Dùng kim loại nào sau đây để tách Cu từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thủy luyện?

    Hướng dẫn:

    Trong các kim loại trên, dùng Fe để điều chế Cu từ CuSO4 theo phương pháp thủy luyện do Fe hoạt động mạnh hơn Cu và không phản ứng với nước:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho m gam Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 1 M và Fe2(SO4)3 0,5 M sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X có khối lượng tăng lên 6,62 gam. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Zn tác dụng với dd chứa CuSO4: 0,2 mol và Fe2(SO4)3: 0,1 mol.

            Zn + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Zn2+

    mol: 0,1 ← 0,2  →   0,2

    mtăng = 0,1.65 = 6,5 gam nên tiếp tục có phản ứng.

            Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

    mol: 0,2    0,2       0,2

    ⇒ mtăng = 6,5 + 0,2(65 – 64) = 6,7 nên phản ứng trên Cu2+ dư.

    Đặt nCu2+ p/ư = x thì mtăng = 6,5 + (65 – 64 ).x = 6,62 ⇒ x = 0,12 mol

    ⇒ mZn = (0,12 + 0,1).65 = 14,3 (g)

  • Câu 3: Nhận biết
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Kim loại là vật liệu có thể được tái chế nhiều lần mà thường không làm thay đổi tính chất cũng như giảm chất lượng của chúng.

  • Câu 4: Nhận biết
    Nguyên tắc tách kim loại

    Nguyên tắc tách kim loại là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc tách kim loại là khử ion kim loại thành đơn chất:

    Mn+ + ne → M

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định chất rắn còn lại

    Cho luồng khí H2 (dư) đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi kết thúc phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là

    Hướng dẫn:

    - CuO, Fe2O3, ZnO bị bởi khử C, CO, H2 tạo thành Cu, Fe, Zn.

    - Còn lại MgO.

    ⇒ Hỗn hợp chất rắn thu được là Cu, Fe, Zn, MgO.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phản ứng chỉ được thực hiện bằng phương pháp điện phân

    Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân?

    Hướng dẫn:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

    → Phương pháp thủy luyện.

    2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4.

    → Phương pháp điện phân.

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.

    → Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base.

    Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2.

    → Phương pháp thủy luyện.

  • Câu 7: Nhận biết
    Lợi ích mang lại từ việc tái chế kim loại

    Tái chế kim loại không mang lại lợi ích nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Việc tái chế giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Để điều chế Ca từ CaCO3

    Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng ?

    Hướng dẫn:

    Điều chế Ca từ CaCO3:

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

    CaCl2 \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} Ca + Cl2

  • Câu 9: Nhận biết
    Kim loại được tách bằng phương pháp nhiệt luyện

    Kim loại nào sau đây được tách bằng phương pháp nhiệt luyện?

    Hướng dẫn:

    Phương pháp nhiệt luyện được thực hiện bằng cách khử những ion kim loại hoạt động trung bình và yếu (như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu,...) trong các oxide của chúng ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO,...

  • Câu 10: Thông hiểu
    Dung dịch dùng để loại bỏ tạp chất ở tấm kim loại bằng vàng

    Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại hết tạp chất và thu được tấm kim loại vàng sạch?

    Hướng dẫn:

    Ta dùng dung dịch Fe2(SO4)3 vì sau phản ứng không tạo ra kim loại mới.

    Phương trình hóa học:

    Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

  • Câu 11: Thông hiểu
    Vai trò của CO

    Trong phản ứng phản ứng: 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2, CO đóng vai trò là

    Hướng dẫn:

    Trong phản ứng:

    3\overset{+2}{\mathrm C}\mathrm O\;+\;\overset{+3}{{\mathrm{Fe}}_2}{\mathrm O}_3ightarrow \;\overset02{\mathrm{Fe}}\;+\;3\overset{+4}{\mathrm C}{\mathrm O}_2 

    Nguyên tử C trong phân tử CO nhường electron → CO đóng vai trò là chất khử.

  • Câu 12: Nhận biết
    Kim loại không thể tách được bằng phương pháp điện phân dung dịch

    Kim loại nào sau đây không thể tách bằng phương pháp điện phân dung dịch?

    Hướng dẫn:

    Điện phân dung dịch dùng để tách các kim loại có độ hoạt động trung bình hoặc yếu như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag,...

    → Na không thể tách bằng phương pháp điện phân dung dịch.

  • Câu 13: Nhận biết
    Các kim loại tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên

    Trong tự nhiên, chỉ có một số ít kim loại tồn tại ở dạng đơn chất như:

    Hướng dẫn:

    Trong tự nhiên, chỉ có một số ít kim loại tồn tại ở dạng đơn chất như vàng, bạc, platinum,...

  • Câu 14: Thông hiểu
    Cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3

    Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau:

    (1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.

    (2) Điện phân dung dịch AgNO3.

    (3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.

    (4) Nhiệt phân AgNO3.

    Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3?

    Hướng dẫn:

    Cả 4 cách đều có thể áp dụng được:

    (1) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

    (2) 4AgNO3 + 2H2O \xrightarrow{\mathrm{đpdd}} 4Ag + 4HNO3 + O2

    (3) 2AgNO3 + 2NaOH → Ag2O + H2O + 2NaNO3

          2Ag2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ} O2 + 4Ag

    (4) 2AgNO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Ag + 2NO2 + O2

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định công thức của oxide

    Điện phân nóng chảy một oxide kim loại thu được 10,8 gam kim loại ở cathode và 7,437 lít khí (đkc) ở anode. Công thức oxide trên là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức oxide M2On; nO2 = 0,3 (mol)

    Phương trình hóa học:

             2M2On \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} 4M + nO2

    mol:                     \frac{1,2}{\mathrm n}← 0,3

    Ta có:

    \frac{1,2}{\mathrm n}.MM = 10,8

    ⇒ MM = 9n

    Vì hóa trị của kim loại thường là 1, 2, 3 nên chạy lần lượt đến n = 3 thì MM = 27 (Al) thỏa mãn.

    Vậy công thức oxide là Al2O3.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Cách thường dùng để điều chế kim loại Ca

    Cách nào sau đây thường dùng để điều chế kim loại Ca?

    Hướng dẫn:

    Ca là kim loại có độ hoạt động mạnh nên thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy CaCl2:

    CaCl2 \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} Ca + Cl2

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Dẫn 1 luồng hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (ở đkc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2, tỉ khối hơi của X so với H2 là 7,8. Toàn bộ V lít hỗn hợp khí X trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 nung nóng thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,958 lít H2 bay ra (ở đkc). Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Chất rắn Y: Cu, Fe

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Gọi số mol của CuO, Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là x, y (mol).

    Bảo toàn Fe: nFe = nFe (Fe2O3) = 2y

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm m}_{\mathrm{CuO}}+{\mathrm m}_{{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3}=24\\{\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}={\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=0,2\end{array}ight. \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}80\mathrm x+160\mathrm y=24\\2\mathrm y=0,2\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,1\\\mathrm y=0,1\end{array}ight.

    Gọi số mol CO2, CO, H2 lần lượt là a, b, c.

    Ta có:

    {\mathrm d}_{\mathrm X/{\mathrm H}_2}=\frac{44\mathrm a+28\mathrm b\;+\;2\mathrm c}{2(\mathrm a+\mathrm b+\mathrm c)}=7,8\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(1)

              C + 2H2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2 + 2H2

    mol:                            a  →  2a

             C + H2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO + H

    mol:                         b →  b

    Bảo toàn O:

    nO (CO pư) + nO (CuO, Fe2O3) = nO (CO2) + nO (H2O)

    ⇒ b + 0,1 + 0,1.3 = 2b + c ⇒ b + c = 0,4     (2)

    Lại có: 2a + b = c                                         (3)

    Từ (1); (2); (3) giải hệ phương trình được: a = b = 0,1 và c = 0,3 mol

    ⇒ V = 0,5.24,79 = 12,395 (lít)

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5 M. Khi dừng điện phân thu được dung dịch X và 3,7185 lít khí Cl2 (đkc) duy nhất ở anode. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 25,2 gam Fe. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Dung dịch sau phản ứng tác dụng với Fe ⇒ Có Cu2+ dư.

               Fe  +  Cu2+ ⟶ Fe2+ + Cu

    mol: 0,45 ⟶ 0,45

    Anode (+):

            2Cl ⟶ Cl­2 + 2e

    mol:            0,15 ⟶ 0,3

    Cathode (–):

              Cu2+ + 2e ⟶ Cu

    mol: 0,15 ⟵ 0,3

    ⇒ nCuCl2 bđ = 0,15 + 0,45 = 0,6 mol

    ⇒ VCuCl2 = \frac{0,6}{0,5} = 1,2 lít.

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Tìm phát biểu đúng

    Điện phân dung dịch chứa 11,7 gam NaCl và x gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 25,5 gam. Cho thanh Mg (dư) vào dung dịch đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh Mg tăng 9,18 gam và thoát ra 0,6198 lít khí NO, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    nNaCl = 0,2 (mol); nNO = 0,025 (mol)

    Dung dịch sau điện phân tác dụng với Mg tạo NO nên H2O đã bị điện phân ở anode.

    Mặt khác khối lượng thanh Mg tăng nên có Cu2+ dư.

    Anode: nCl2 = \frac12.nNaCl = 0,1 (mol) và nO2 = a (mol)

    Cathode: nCu = b (mol)

    Bảo toàn electron: 0,1.2 + 4a = 2b               (1)

    mdd giảm = 0,1.71 + 32a + 64b = 25,5           (2)

    Giải hệ (1) và (2) ta có: a = 0,075, b = 0,25

    nH+ = 4a = 4nNO + 10nNH4+ ⇒ nNH4+ = 0,02 (mol)

    nCu2+ = c, bảo toàn electron:

    2nMg phản ứng = 2c + 3nNO + 8nNH4+

    ⇒ nMg phản ứng = c + 0,1175

    Δm = 64c + 24(c + 0,1175 )= 9,18 ⇒ c = 0,3

    Ban đầu: nCu(NO3)2 = b + c = 0,55 → x = 103,4 

    Muối khan gồm: Mg2+ (0,4175 mol ), Na+ (0,2 mol), NH4+ (0,02 mol) ⇒ NO3 (1,055 mol )

    ⇒ mmuối = 80,39 (g)

    X: chứa Cu2+, Na+, H+, NO3 

    ⇒ mMg phản ứng = 10,02 (g)

  • Câu 20: Nhận biết
    Tách Ag từ quặng chứa Ag2S bằng phương pháp thủy luyện

    Để tách Ag từ quặng chứa Ag2S bằng phương pháp thủy luyện người ta cần dùng thêm

    Hướng dẫn:

    Để tách Ag từ quặng chứa Ag2S bằng phương pháp thủy luyện người ta cần dùng thêm dung dịch NaCN và Zn:

    Nghiền nhỏ quặng silver (Ag2S), hòa tan dung dịch sodium cyanide (NaCN), rồi lọc để thu được dung dịch chứa phức chất tan của bạc:

    Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)2] + Na2S

    Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại kẽm:

    2Na[Ag(CN)2] + Zn → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 25 lượt xem
Sắp xếp theo